Gần đây Hạm đội Nam Hải Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận lớn ở Biển Đông, trong đó lần đầu tiên xuất hiện khoa mục chống ngầm dưới sự trinh sát chỉ thị mục tiêu và dẫn đường của hệ thống tìm thủy âm mới.
Điều này cho thấy nước này đã thiết lập mảng sonar đáy biển tại Biển Đông, chuyển dùng để cảnh giới dưới nước, đảm bảo sự an toàn cho các căn cứ và mục tiêu quan trọng.
Khu vực biển Đông rất rộng, có độ sâu tương đối lớn (sâu nhất là 5.000m), rất thích hợp cho hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, nhưng tương đối khép kín, tuyến đường ra vào tập trung tại mấy eo biển, cho nên nếu mở rộng bố trí sonar đáy biển đến những vùng này sẽ giúp sớm phát hiện được tàu ngầm hạt nhân tấn công của đối phương.
Theo thông tin của truyền thông nước ngoài, tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc đã được bố trí ở căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam.
Ccăn cứ tàu ngầm của Trung Quốc tại đảo Hải Nam.
Vì vậy, giới quan sát bên ngoài đều suy đoán rằng Biển Đông là khu vực hoạt động và tuyến đường hành quân chủ yếu của tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược Trung Quốc, cho nên việc bảo đảm an toàn đối với khu vực này là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của hải quân nước này.
Được biết, mối đe dọa lớn nhất đối với tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược của Hải quân Trung Quốc là tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ.
Từ khi Hải quân Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân 094 tại Biển Đông, Mỹ đã tăng cường hoạt động chống ngầm ở đây, trong đó có việc triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Guam, nhằm tạo thế sẵn sàng thực hành các cuộc tấn công hủy diệt đối với tàu ngầm Trung Quốc.
Thậm chí, họ còn điều tàu ngầm hạt nhân tấn công vào biển Đông hoạt động. Như vậy có nghĩa là Mỹ có thể đã duy trì một biên đội tàu ngầm tấn công tại đây. Trong đó, có một chiếc tiến hành trinh sát xung quanh căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, một chiếc khác triển khai sonar kéo ở khoảng cách xa để tiến hành giám sát.
Cộng với máy bay chống ngầm P-8A của Mỹ triển khai tại Singapo, Nhật Bản có thể hình thành nhiều tuyến phong tỏa chống ngầm, tạo thành mối đe dọa tương đối lớn đối với tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Trung Quốc.
Đối với tàu ngầm hạt nhân mà nói, do nó có thể hoạt động dưới nước với thời gian dài, cho nên các phương thức chống ngầm trên không và mặt nước truyền thông gặp rất nhiều khó khăn, cách đối phó tàu ngầm hạt nhân hiệu quả nhất là thiết lập sonar đáy biển trên tuyến hành trình của tàu ngầm hạt nhân đối phương.
Một khi tìm thấy mục tiêu, nó sẽ nhanh chóng truyền thông tin liên quan về cho trung tâm chỉ huy bờ, để đưa máy bay chống ngầm và tàu ra tiến hành tìm và tấn công.
Hiện nay sonar đáy biển quen thuộc nhất trên thế giới là hệ thống SOSUS của Mỹ, chúng đã phát huy tác dụng tương đối lớn trong việc tìm tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô.
Đối với Trung Quốc mà nói, với tính năng ẩn mình mạnh và khả năng sinh tồn cao của tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược giúp nó có khả năng tấn công lần 2, sau khi đã thực hành phóng đạn ở lần trước đó.
Vì vậy, để thiết lập môi trường an toàn cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hải quân nước này.
Quan trọng nhất là bảo đảm sự an toàn cho tuyến đường ra vào khu vực nước sâu của tàu ngầm 094, cũng như muốn tìm và theo dõi tàu ngầm hạt nhân tấn công thì việc thiết lập sonar đáy biển là rất cần thiết.
Vì vậy giới quan sát cho rằng, Hải quân Trung Quốc có thể nhanh chóng hoàn thiện mảng sonar đáy biển xung quanh tuyến hành trình rời cảng của tàu ngầm hạt nhân chiến lược, để tăng cường khả năng nắm thông tin tình hình dưới nước, nếu phát hiện mục tiêu khả nghi, có thể nhanh chóng tiến hành giám sát và xua đuổi hoặc tấn công tiêu diệt.
Từ những thông tin liên quan cho thấy, để đối phó với tàu ngầm hạt nhân tấn công có tính năng tốt như tàu Virginia của Mỹ, Trung Quốc đã nghiên cứu sonar có độ nhạy cao, phạm vi hoạt động rộng, tính ổn định cao, chịu được nhiệt độ cao, chống ăn mòn, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, khoảng cách truyền xa.
Vì vậy trong lần diễn tập này của Hạm đội Nam Hải có thể thấy đây là một lần kiểm tra thực chiến đối với sonar đáy biển của hải quân sau khi hoàn thành việc thiết lập.
Mục đích của nó chính là bảo đảm sự an toàn cho tuyến đường hành quân của tàu ngầm hạt nhân chiến lược, xua đuổi mục tiêu đáng nghi dưới nước.
Đối với Hải quân Trung Quốc, trong tương lai nước này chắc chắn sẽ quan tâm hơn nữa đến sự an toàn của khu vực biển liên quan, tăng cường hệ thống chống ngầm tại biển Đông, bao gồm bố trí nhiều máy bay chống ngầm, tàu ngầm hạt nhân tấn công, đặc biệt là mở rộng phạm vi của sonar đáy biển.