Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất của cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới kể từ khi hồ sơ tăng trưởng hàng quý bắt đầu được công bố 27 năm trước, theo số liệu chính thức được công bố vào hôm 17-4 do báo South China Morning Post dẫn lại.
Tờ South China Morning Post dẫn lại kết quả cuộc khảo sát của Bloomberg, các chuyên gia kinh tế dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc sẽ chậm lại 6,3% trong quý này.
Nhưng trên thực tế, tăng trưởng GDP đạt con số 6.4%. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu công bố tốc độ tăng trưởng hàng quý vào đầu năm 1992.
Tuy nhiên, con số trên vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu tăng trưởng của chính phủ từ 6.0-6.5% trong năm nay. Năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,6%.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, bao gồm cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, tiêu dùng nội địa suy giảm và nhu cầu xuất khẩu chậm hơn ở nước ngoài, cũng như các khoản nợ ở cả lĩnh vực công và tư.
Bắc Kinh chú trọng kích thích nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp, sản lượng của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc , bao gồm sản xuất, khai thác và tiện ích, tăng 8,5% trong tháng 3 so với một năm trước. Con số này cho thấy các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh đang có hiệu quả.
Tuy nhiên, tuần này Trung Quốc đã bị Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo rằng việc kích thích quá đà có thể dẫn đến mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng trong tương lai. OECD kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục giảm nợ xấu và cho vay rủi ro từ nền kinh tế, vốn là trọng tâm trong suốt năm 2018 nhưng phần lớn đã bị trì hoãn do suy thoái kinh tế.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trong khi đó, đã đóng vai trò là lực cản ròng đối với nền kinh tế này trong 10 tháng qua. Xuất khẩu cho thấy một số dấu hiệu phục hồi trong tháng ba, tăng 14,2 phần trăm so với một năm trước đó. Tuy nhiên, nhập khẩu giảm 7,6%, cho thấy nhu cầu trong nước tiếp tục yếu.
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng tác động thực sự của cuộc chiến thương mại sẽ ảnh hưởng đến tâm lý kinh tế. Sự không chắc chắn làm giảm đầu tư kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng.