Trả lời phỏng vấn nhanh của hãng tin Reuters, ông Vizcarra nhận định vằng Trung Quốc là một “đối tác tự nhiên” cho việc cung cấp tài chính và thi công dự án này, vì Bắc Kinh cũng là khách hàng của phần lớn lượng hàng hóa được vận chuyển qua tuyến đường dự kiến nối liền từ bờ biển Đại Tây Dương của Brazil với bờ biển Thái Bình Dương của Peru này.
Trước đây, Trung Quốc cũng từng đề xuất tham gia vào xây dựng tuyến đường này, được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển các sản phẩm nguyên liệu thu mua từ Nam Mỹ. Tuy nhiên năm 2016, Lima đã ngừng theo đuổi dự án này sau khi Bắc Kinh đưa ra ước tính tổng ngân sách lên tới 60 tỷ USD, trong đó riêng phần chạy qua lãnh thổ Peru đã lên tới 35 tỷ USD.
Kể từ khi đó, Bolivia đảm nhận vai trò bên vận động chính cho dự án này, mà một khi thành công, sẽ giúp quốc gia Nam Mỹ không có biển này giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào các hải cảng của Chile.
Tuy vậy, mối quan tâm của Peru với dự án này đã có bước tiến mới vào tháng 12 vừa qua sau khi một nghiên cứu khả thi mới được tiến hành và đưa ra ước tính chi phí phần qua lãnh thổ Peru trong tuyến đường sắt xuyên lục địa này xấp xỉ 7,5 tỷ USD, đồng thời vào tháng 4 vừa qua, Lima cũng đã tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm tìm kiếm các khoản đầu tư mới vào hạ tầng cơ sở.
Link gốc bài viết tại đây.