Theo tờ Airs Technica nhận định, việc ra mắt tên lửa "Trường Chinh 7" như một dấu mốc khẳng định tham vọng của Trung Quốc đối với không gian.
Ông Leroy Chiao, một cựu phi hành gia NASA và chỉ huy của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) trao đổi với tờ Airs Technica cho biết: "Sự ra đời của "Trường Chinh 7" cho thấy Trung Quốc đang tiến một bước dài trong kỉ nguyên hiện đại.
Hình ảnh tên lửa đẩy "Trường Chinh 7" được phóng lên vũ trụ thành công.
Trung Quốc đang có kế hoạch ở lại lâu dài trong không gian và mở rộng sự hiện diện của họ trong không gian".
Một bước tiến lớn của Trung Quốc
Sự ra mắt thành công "Trường Chinh 7" giới thiệu một số tiến bộ gần đây nhất của Trung Quốc trong chương trình tên lửa của quốc gia này. Đây là tên lửa đầu tiên phóng từ Trung tâm vũ trụ ở Văn Xương.
Hãng tin Tân Hoa Xã trích lời viên kỹ sư trưởng chế tạo tên lửa Trường Chinh 7 rằng tên lửa này có khả năng chở nặng gấp 1,5 lần loại tên lửa mạnh nhất mà Trung Quốc đang có. Bước ngoặt mới này sẽ giúp Trung Quốc tiến xa hơn vào vũ trụ.
Tên lửa "Trường Chinh 7" lần đầu tiên được phóng ra từ căn cứ vũ trụ mới Văn Xương, miền Nam Trung Quốc.
Tên lửa Trường Chinh thế hệ 7 sử dụng nhiên liệu chính là khí oxy hóa lỏng. Theo các chuyên gia, chúng sẽ thân thiện với môi trường hơn và ít sinh ra các chất gây ô nhiễm so với các thế hệ trước.
"Trường Chinh 7" là một phần trong tham vọng chinh phục không gian của Trung Quốc. Đây sẽ là "một chất kích thích" cho phép Trung Quốc xây dựng một trạm không gian mới vận hành đầy đủ chức năng, có thể được hoàn thành vào đầu năm 2022.
Mặc dù tên lửa này không phải là một mối đe dọa trực tiếp đến các chương trình không gian của Mỹ, nhưng nó lại là "sóng ngầm"cho một bước tiến lớn trong kế hoạch dài hạn của Trung Quốc với "tham vọng" đưa con người đặt chân lên mặt trăng vào năm 2036, và "thuộc địa hóa" nơi này.
Kể từ khi Trung Quốc đóng "cửa ra" của các tập đoàn quốc tế mà hoạt động cho Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), quốc gia này đã bộc lộ rõ ràng con đường riêng của mình trong nỗ lực khám phá không gian. Đây chính là lý do Trung Quốc muốn mời các quốc gia khác tham gia và tận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.
Theo Ars Technica, Cơ quan vũ trụ có người lái ở Trung Quốc gần đây đã ký một thỏa thuận với văn phòng Liên Hợp Quốc để cho phép các quốc gia khác tiến hành các thí nghiệm trên trạm không gian của quốc gia này. Họ cũng sẽ cung cấp cơ hội bay cho các phi hành gia tới từ các nước đó.
Ông Wu Ping, phó tổng giám đốc của Cơ quan kỹ thuật vũ trụ Trung Quốc trong một thông cáo báo chí cho biết:
"Thám hiểm không gian là giấc mơ chung và nguyện vọng của nhân loại.
Chúng tôi tin rằng việc thực hiện thỏa thuận này chắc chắn sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế về thăm dò không gian và tạo cơ hội cho các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các nước đang phát triển tham gia và hưởng lợi từ việc sử dụng các trạm không gian của Trung Quốc".
NASA đang "ngủ quên trên vòng nguyệt quế"
Mỹ có kế hoạch để giữ cho Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) hoạt động đến năm 2024 và có khả năng là kéo dài tới năm 2029.
Nhưng vào cuối những năm 2020, NASA dự định chuyển từ quỹ đạo thấp của Trái đất đến một chương trình thăm dò sâu trong không gian với mục tiêu cuối cùng hướng tới là việc đưa con người lên sao Hỏa vào khoảng những năm 2030.
NASA đang lo ngại sự thuận lợi trong hành trình chinh phục không gian đầy tham vọng và táo bạo của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Ars Technica nhận định, có những nghi ngờ lớn về việc liệu NASA sẽ có thể tiếp tục theo đuổi kế hoạch này do vấn đề kinh phí quá lớn và tiến độ thực hiện kế hoạch hiện nay. Đó là lý do NASA đã có một khoảng thời gian khó khăn để thực hiện mục tiêu phía trước kể từ khi chương trình Apollo kết thúc .
Theo cựu phi hành gia Chiao nhận định: "Hành trình tới sao Hỏa sẽ "xì hơi" nhanh chóng do chi phí hoặc trục trặc về tàu vũ trụ, tên lửa.
Trong kịch bản không gian này, Trung Quốc sẽ cung cấp một biện pháp thay thế thuận lợi cho các đối tác hiện tại của NASA, những quốc gia đã tuyên bố với các quan chức không gian Mỹ rằng họ thích nhiệm vụ chinh phục bề mặt mặt trăng trước khi đi vào sao Hỏa."
Ông Chiao, cựu phi hành gia của NASA thể hiện quan ngại: "Đối với NASA và Hoa Kỳ, tôi sợ rằng chúng tôi đã được nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của chúng tôi quá lâu mà chúng tôi có thể sẽ mất vai trò lãnh đạo của chúng tôi trong chuyến bay vũ trụ của con người".
Nguồn: Techinsider