Trung Quốc tham vọng sẽ trở thành quốc gia có nguồn năng lượng xanh lớn nhất thế giới khi chi tới 360 tỷ USD cho các công trình, dự án liên quan tới năng lượng Mặt trời và gió năm 2020.
Tham vọng trở thành quốc gia hàng đầu về năng lượng xanh của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia thải khí CO2 đứng nhất nhì thế giới. Ảnh Internet.
Trung Quốc đang dần chuyển hướng sang một dạng năng lượng mới kinh tế và thân thiện môi trường hơn: năng lượng điện Mặt Trời.
Với mục tiêu thay thế tất cả các nhà máy nhiệt điện bằng năng lượng mặt trời cho đến năm 2027, quốc gia này đã tiến hành xây dựng nhiều trung tâm năng lượng Mặt Trời khắp cả nước.
Mới đây, tập đoàn Sungrow Power Supply Co của Trung Quốc, cũng là tập đoàn chuyên về các tấm pin mặt trời đã hoàn tất công trình trung tâm năng lượng điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới cho tới thời điểm hiện nay.
Năng lượng Mặt Trời sẽ dần thay thế năng lượng than đá. Ảnh Internet.
Trung tâm này được đặt ở tỉnh An Huy, thành phố Hoài Nam trên một vùng mỏ than bị ngập nước đã khai thác hết, so với công trình năm ngoái cũng được xây dựng và thiết kế ở tỉnh này (là công trình lớn nhất trước đó), công suất của trung tâm này đã tăng gấp đôi (40 MW).
Với không khí thoáng mát và hệ thống cáp và tấm pin được làm lạnh bởi nước (ngập sâu từ 4 đến 10 mét), những công trình như này sẽ hạn chế được sự xuống cấp hay hỏng hóc do quá tải nhiệt độ.
Mặt khác, tận dụng các khu vực khai thác than đá cũ còn giúp giảm áp lực giải phóng mặt bằng do thiếu đất.
Điện năng sau khi được chuyển hóa từ năng lượng Mặt Trời sẽ hòa vào lưới điện quốc gia, cung cấp lượng năng lượng rất lớn cho hoạt động của quốc gia mà lại hạn chế được sự phát thải khí CO2.
Những tấm pin Mặt Trời tạo ra điện năng từ năng lượng Mặt Trời. Ảnh Internet.
Không chỉ có công trình nổi lớn nhất thế giới về điện Mặt Trời, Trung Quốc còn có công viên năng lượng Mặt trời Longyangxia trên mặt đất lớn nhất thế giới với diện tích lên tới 26 km2.
Bài viết được dịch từ nguồn: Sciencealert.