Tại Trung Quốc, người ta đang thảo luận về khả năng mua của Nga lô hàng giới hạn số lượng các tiêm kích tàng hình Su-57 "để nghiên cứu những công nghệ".
Sự quan tâm đặc biệt đối với Bắc Kinh chính là "các động cơ giai đoạn thứ hai", mà mở rộng thêm những khả năng của chiếc máy bay này và có thể giúp Trung Quốc chế tạo cỗ máy của mình, nhưng là thế hệ thứ 6.
Theo lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Vương Vĩnh Khánh, chiếc tiêm kích J-20 không phải là hướng phát triển duy nhất của lĩnh vực chế tạo hàng không thế hệ mới.
Hiện có cả chương trình J-31 - tiêm kích dòng này sẽ được "uốn" thành phiên bản cất cánh từ tàu sân bay dành cho các hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, mà một phần đang trong quá trình chế tạo hoặc dự kiến sẽ được chế tạo, ví dụ như Type 003.
"Xác suất mua tiêm kích tàng hiình Su-57 đối với Trung Quốc là rất cao. Những công nghệ Su-57 có thể giúp cho quá trình nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay thế hệ thứ sáu", các phương tiện truyền thông Trung Quốc chia sẻ.
Theo lời chuyên gia Vương Vĩnh Khánh, để phát triển lĩnh vực hàng không, Trung Quốc cần phải nghiên cứu "kinh nghiệm thế giới tốt nhất" và không quên chú trọng tới những gì đã được chế tạo ở trong nước.
Xin lưu ý rằng Trung Quốc sẽ chế tạo nhiều sản phẩm công nghiệp quân sự của mình, khi sử dụng các công nghệ của những khí tài chiến đấu được nhập khẩu bởi Trung Quốc là nền tảng.
Các tiêm kích nước ngoài, mà được mua để chế tạo những sản phẩm tương tự ở trong nước là điều đặc biệt phổ biến đối với Trung Quốc. Chiếc tiêm kích J-10 của Trung Quốc được sao chép từ chiếc F-16 của Mỹ và IAI Lavi của Israel, máy bay J-11 và J-16 được chế tạo trên cơ sở chiếc Su-27 của Nga, JF-17 - bản sao của MiG-21.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc (trên) và Su-57 Nga (dưới).
J-20 - đó là chiếc F-22 của Mỹ, còn tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc J-31, theo ý kiến của các chuyên gia, sẽ sử dụng công nghệ của F-35 và Su-35. J-15 - đó là sự sao chép chiếc tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay Su-33 của Nga.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới các động cơ của Su-57 vì tạm thời Bắc Kinh chưa có khả năng chế tạo được động cơ phản lực có chất lượng.
Thậm chí, khi các tiêm kích được nhập khẩu từ Nga và Mỹ "được tháo rời thành phụ tùng" để chế tạo bản sao, một trong những khó khăn chính đó là việc không thể lựa chọn được chính xác các hợp kim được sử dụng.
Vì lý do này, các chuyên gia Trung Quốc sau khi lô tiêm kích Su-35 đầu tiên được Moscow bàn giao cho Bắc Kinh, đã không thể chế tạo ra được những động cơ tương tự - chúng không có khả năng vượt qua được ngưỡng vận tốc siêu thanh trong cơ chế không sử dụng tăng lực và tốn rất nhiều nhiên liệu, khiến tầm bay giảm đi.
Tiêm kích tàng hình Su-57 không thể sao chép
Nga đã không lên kế hoạch xuất khẩu những tiêm kích như Su-57 khi biết rằng ai đó có thể sử dụng các công nghệ của chiếc máy bay này. Bởi vậy, trên phiên bản Su-35 xuất khẩu, lấy ví dụ, người ta đã lắp đặt những động cơ không thể tháo rời thành các chi tiết mà không phá vỡ kết cấu của nó.
Sao chép những chi tiết bị hư hỏng là điều không thể thực hiện được. Ngoài ra, cũng không rõ khoảng cách mà các phần của động cơ được lắp ráp với nhau.
Trung Quốc sẽ vấp phải những vấn đề tương tự khi cố gắng chế tạo phiên bản sao chép các động cơ của Su-57.