Trùm ma túy khét tiếng qua đời 26 năm nhưng vẫn khiến chính quyền hoang mang đến bất lực vì để lại đàn 'thú cưng' sinh đẻ 'vỡ kế hoạch'

DIỆP LỤC |

Những con hà mã của trùm ma túy khét tiếng sinh sôi nảy nở quá nhanh khiến chính quyền địa phương và các nhà khoa học loay hoay đến bất lực để kìm hãm sự sinh đẻ của loài vật này.

Khi trùm ma túy khét tiếng Pablo Escobar bị bắn chết năm 1993, chính phủ Colombia đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu bất động sản xa xỉ của ông trùm này, bao gồm cả sở thú tư nhân Hacienda Napoles.

Mặc dù đã 26 năm trôi qua, chính quyền Colombia vẫn đang phải tiếp tục chiến đấu chống lại "di sản" mà ông trùm ma túy này để lại. 

Đó chính là bảo vệ hệ sinh thái và sự an toàn của người dân khỏi mối đe dọa của "thú cưng" hà mã.

Hacienda Napoles là sở thú được ông trùm Pablo Escobar đặt nhiều tâm sức vào trong đó. 

Nơi đây tập hợp nhiều loài thú quý hiếm như voi, hươu cao cổ, tê giác, linh dương, đà điểu, lạc đà, sư tử ... Đặc biệt, những con hà mã là thú cưng được ông trùm này nhập lậu từ châu Phi về Colombia.

Trùm ma túy khét tiếng qua đời 26 năm nhưng vẫn khiến chính quyền hoang mang đến bất lực vì để lại đàn thú cưng sinh đẻ vỡ kế hoạch - Ảnh 1.

Chân dung ông trùm ma túy khét tiếng Pablo Escobar.

Trùm ma túy khét tiếng qua đời 26 năm nhưng vẫn khiến chính quyền hoang mang đến bất lực vì để lại đàn thú cưng sinh đẻ vỡ kế hoạch - Ảnh 2.

Một góc của sở thú Hacienda Napoles.

Sau cái chết của ông trùm, chi phí để duy trì vườn thú này là rất tốn kém. Chính vì vậy, nhiều sinh vật đã được trả về nơi sinh sống trừ những con hà mã châu Phi. 

Tưởng rằng khi ông chủ chết đi, những con hà mã này sẽ khó lòng tồn tại nơi đất khách quê người. Nhưng không, chúng giờ đây lại đang trở thành nỗi sợ hãi khiếp đảm của chính quyền địa phương.

Hacienda Napoles trở thành nơi sinh sống lý tưởng của những con hà mã, là mảnh đất màu mỡ để chúng sinh sôi nảy nở. 

Từ việc chỉ có 4 con, vào năm 2007, dân số của chúng đã tăng lên thành 18 con. Và cho đến thời điểm hiện tại, đàn hà mã đã có khoảng hơn 40 con.

Được biết, những con hà mã này đã tự do băng qua cánh cổng của Hacienda Napoles để vẫy vùng trong con sông Magdalena gần đó, khiến dân số của chúng gia tăng chóng mặt không kiểm soát. 

Không giống như ở châu phi, chúng không phải gặp bất kỳ đối thủ săn mồi nào. Việc của chúng mỗi ngày là ăn no phè phỡn, tắm nắng và sinh đẻ.

Trùm ma túy khét tiếng qua đời 26 năm nhưng vẫn khiến chính quyền hoang mang đến bất lực vì để lại đàn thú cưng sinh đẻ vỡ kế hoạch - Ảnh 3.

Một con hà mã tha thẩn đi kiếm ăn.

Trùm ma túy khét tiếng qua đời 26 năm nhưng vẫn khiến chính quyền hoang mang đến bất lực vì để lại đàn thú cưng sinh đẻ vỡ kế hoạch - Ảnh 4.

Những con hà mã sinh trưởng quá nhanh khiến người dân sợ hãi, chính quyền bất lực.

Việc hà mã sinh đẻ "vỡ kế hoạch" khiến người dân xung quanh kinh hồn bạt vía. 

Trung bình, những con hà mã này nặng từ 1 - 3 tấn và WHO đã xếp hà mã là một trong những loài động vật hung dữ và nguy hiểm nhất ở châu Phi đối với con người, trung bình có 50 trường hợp tử vong mỗi năm vì bị hà mã tấn công.

Sự phát triển quá nhanh chóng của đám hà mã này đã trở thành mối đe dọa của hệ sinh thái tự nhiên ở Colombia, đồng thời khiến những người dân quanh đó phải sống trong sự lo âu mỗi ngày, đến mất ăn mất ngủ.

Bất chấp việc được theo dõi bởi camera an ninh, vào năm 2017, một trong số những con hà mã ấy bỗng nổi như cồn trên truyền thông khi nó "vượt rào", đi lang thang qua các đường phố của thị trấn Puerto Triunfo.

Trùm ma túy khét tiếng qua đời 26 năm nhưng vẫn khiến chính quyền hoang mang đến bất lực vì để lại đàn thú cưng sinh đẻ vỡ kế hoạch - Ảnh 5.

Những con hà mã vẫn nhởn nhơ sống qua ngày bất chấp sự lo lắng của mọi người xung quanh.

Cho tới tận bây giờ, chính quyền Colombia vẫn loay hoay tìm mọi cách để xử lý "tàn tích" mà ông trùm ma túy khét tiếng nhất thế giới để lại. 

Đại diện chính quyền địa phương cho hay, họ đã đề xuất với các chuyên gia châu Phi về việc đưa chúng trở lại quê hương nhưng đã bị phản đối. 

Việc này sẽ mang lại rủi ro cao khi những con hà mã có thể mang những ký sinh trùng từ môi trường Colombia ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở châu Phi.

Trong khi đó, không có một sở thú nào đủ dũng cảm để nhận về một đàn hà mã sinh đẻ tràn lan ồ ạt như vậy. Việc sát hại những con hà mã này cũng là điều không tưởng vì chi phí xử lý chúng rất tốn kém.

Khi chính quyền vẫn đang tìm kế để "tống khứ" và "kìm hãm" những con hà mã sinh đẻ ồ ạt thì chúng vẫn đang nhởn nhơ ngoài kia với cuộc sống tự do vô ưu, vô lo, chỉ ăn và đẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại