Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTC News |

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong hai ngày và lễ viếng bắt đầu từ 7h hôm nay (25/7).

Trực tiếp Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

      Hơn 22h, dòng người đổ về Nhà tang lễ Quốc gia để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mỗi lúc một đông.

      Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7h đến 19h30 ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Hội trường Thống nhất (TP.HCM) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 1.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 2.

      Hơn 22h, hàng nghìn người vẫn đổ về khu vực Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) xếp hàng chờ viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Hoà trong dòng người đến viêng, cựu chiến binh Lê Điềm (80 tuổi) được 2 người bạn đỡ đi vào lối đi ưu tiên sau hơn 2 giờ đồng hồ xếp hàng chờ vào viếng.

      "Đi nóng như này rất mệt, đứng hơn hai tiếng đồng hồ lắm lúc chân run rồi, gối mỏi nhưng tôi vẫn cố gắng để có thể vào thắp cho Bác Trọng nén nhang," ông chia sẻ.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 3.

      Vị cựu chiến binh chờ đợi ở lối dành cho người ưu tiên để được vào viếng Tổng Bí thư.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 4.

      22h30, dòng người vẫn nối đuôi nhau xếp hàng dài trên phố Lò Đúc, họ hy vọng kịp vào viếng Tổng Bí thư trước giờ nhà tang lễ đóng cửa.

      Tại thôn Lại Đà, Đông Anh, Hà Nội

    • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 5.

      Ông Nguyễn Công Thành (sinh năm 1972, đến từ Sóc Sơn) đang đứng đợi phía ngoài rào chắn với hy vọng được xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư trong tối nay. Tuy nhiên, khi được thông báo gần hết giờ viếng, ông Thành cho biết sẽ đợi đến khi Ban Tổ chức thông báo không nhận người vào viếng nữa.

      “Tôi lên điểm viếng số 5 Trần Thánh Tông từ sáng để đợi được vào viếng Tổng Bí thư. Thế nhưng lượng người viếng tại đó quá đông nên tôi về đây lúc 19h để xếp hàng. Tuy nhiên vẫn không thể vào viếng, tôi sẽ chấp hành theo thông báo của Ban tổ chức và sẽ tiếp tục đợi phía bên ngoài để được vào viếng sớm nhất”, ông Thành nói.

      Lãnh đạo xã Đông Hội cho biết, chương trình lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà sẽ diễn ra đến 22h30. Ban Tổ chức đang sắp xếp cho những đoàn người dân cuối cùng vào viếng. Đồng thời thông báo cho bà con nhân dân đang chờ phía bên ngoài quay lại viếng Tổng Bí thư vào sáng ngày mai.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 6.

      Tại thôn Lại Đà, Đông Anh, Hà Nội

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 7.

      Ông Nguyễn Công Thành (sinh năm 1972, đến từ Sóc Sơn) đang đứng đợi phía ngoài rào chắn với hy vọng được xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư trong tối nay. Tuy nhiên, khi được thông báo gần hết giờ viếng, ông Thành cho biết sẽ đợi đến khi Ban Tổ chức thông báo không nhận người vào viếng nữa.

      “Tôi lên điểm viếng số 5 Trần Thánh Tông từ sáng để đợi được vào viếng Tổng Bí thư. Thế nhưng lượng người viếng tại đó quá đông nên tôi về đây lúc 19h để xếp hàng. Tuy nhiên vẫn không thể vào viếng, tôi sẽ chấp hành theo thông báo của Ban tổ chức và sẽ tiếp tục đợi phía bên ngoài để được vào viếng sớm nhất”, ông Thành nói.

      Lãnh đạo xã Đông Hội cho biết, chương trình lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà sẽ diễn ra đến 22h30. Ban Tổ chức đang sắp xếp cho những đoàn người dân cuối cùng vào viếng. Đồng thời thông báo cho bà con nhân dân đang chờ phía bên ngoài quay lại viếng Tổng Bí thư vào sáng ngày mai.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 8.


      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 9.

      Ông Tưởng Thái Hưng cùng 3 người đại diện dòng họ Tưởng tại Việt Nam mang theo một tấm bảng in 2 bài thơ để tới viếng Tổng Bí thư. Đoàn của ông Hưng xuất phát từ Thanh Trì lúc 14h nhưng gần 22h đêm vẫn phải xếp hàng chờ vào viếng.

      “Chúng tôi tự đi với nhau nên phải tìm đường rất vất vả. Thấy đông người xếp hàng chờ vào viếng quá, mà chúng tôi lại mong muốn được đại diện dòng tộc đọc 2 bài thơ này trước di ảnh của Tổng Bí thư, vì thế, chúng tôi bảo nhau nhất định phải đợi”, ông Hưng nói.

      Hơn 22h, trời đã về khuya, cái nóng oi bức không thể cản nổi dòng người đổ về làng Lại Đà để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phía bên ngoài, hàng nghìn người vẫn đang lặng lẽ xếp hàng chờ tới lượt.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 10.

        Gần 22h, tại Hội trường Thống Nhất vẫn còn rất đông người dân xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 11.

        Gần 22h, tại Hội trường Thống Nhất vẫn có đông người xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

        Anh Phạm Nhật Huy (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cho hay, sau khi đợi hơn 30 phút để hoàn thành các thủ tục ở cổng an ninh. Anh Huy đã được vào khu vực phía trong sân của khuôn viên Hội trường Thống Nhất để chờ tới lượt viếng Tổng Bí thư.

        "Dù đông nhưng mọi người rất có ý thức, ai cũng xếp hàng ngay ngắn và thành kính muốn đến thắp nén nhang tiễn biệt vị lãnh đạo đáng kính. Dù chưa một lần gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng tôi vẫn rất ngưỡng mộ, kính mến ông. Tổng Bí thư là người giản dị, liêm khiết, luôn cống hiến hết mình vì nhân dân và đất nước, người dân ai cũng tiếc thương ông”, anh Huy nói.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 12.

        Anh Phạm Nhật Huy cùng dòng người xếp hàng chờ tới lượt được vào viếng Tổng Bí thư.

        Anh Huy nói thêm, do ban ngày phải đi làm nên từ 20h mới có thể đến để xếp hàng vào viếng. “Nếu hôm nay không viếng kịp thì tôi sẽ đợi sang ngày mai. Dù có chờ bao lâu đi nữa, tôi cũng mong muốn được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, anh nói.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 13.

        Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào viếng vị lãnh đạo đáng kính, tối 25/7.

    Do số lượng người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất vào chiều tối nay rất đông nên UBND TP.HCM quyết định giờ viếng đến 23h00 thay vì đến 22h00 như thông báo trước, nhằm tạo mọi điều kiện để người dân được đến viếng thuận lợi nhất.


    Từ ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mỗi tối, người dân lại tập trung tại chùa làng Lại Đà tụng kinh. Thời gian tụng kinh sẽ bắt đầu từ 20h và diễn ra trong hơn 1 tiếng đồng hồ.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 14.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 15.

        Bên ngoài Hội trường Thống Nhất, dòng người vẫn đổ về, kiên nhẫn chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 16.

        Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất tối 25/7.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 17.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 18.

        Người dân dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội trường Thống Nhất.

      Dòng người xếp hàng chờ viếng dài hơn 1km

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 19.

        Lúc 19h30, dòng người xếp hàng dài hơn 1km trên phố Lò Đúc để vào nhà tang lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 20.

        Từ các góc phố, người dân vẫn đang đổ về và nối tiếp xếp hàng chờ viếng.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 21.

        Mọi người kiên nhẫn, trật tự xếp thành hai hàng.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 22.

        Tối nay, rất đông người trẻ đến viếng Tổng Bí thư với lòng thành kính và biết ơn.

      Đoàn người vào viếng ngày càng đông

      Trời bắt đầu tối, đoàn người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng dài. Theo quy định của Ban tổ chức lễ tang, người dân vào viếng mặc trong trang phục màu đen, đứng cách xa linh cữu khoảng 5m chắp tay, nghiêng mình tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 23.

      Dòng người tiến vào bên trong nhà tang lễ, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gửi lời chia buồn tới gia đình Tổng Bí thư.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 24.

      Trong sân nhà tang lễ, người dân xếp thành hàng lần lượt vào viếng.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 25.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 26.

      Người dân rơi nước mắt vào viếng Tổng Bí thư.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 27.

      Toàn cảnh sân nhà tang lễ, người dân xếp hàng ngay ngắn chờ vào viếng.

      Quanh Nhà tang lễ quốc gia, Ban tổ chức tang lễ bố trí 5 điểm để người dân xếp hàng chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư là ngã tư Lò Đúc - Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc - Yec Xanh, Lê Quý Đôn - Nguyên Cao, Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo - Tăng Bạt Hổ.

      Đoàn người vào viếng ngày càng đông

      Trong đoàn người đến muộn tối nay có chị Lưu Hồng Dân (49 tuổi), công nhân tại Yên Phong, Bắc Ninh cùng các đồng nghiệp của mình đang xếp hàng chờ đăng ký vào viếng. Chị Dân cho biết dù đi làm nhưng chị luôn theo dõi trực tiếp lễ Quốc tang. Ngay sau khi tan làm, chị và đồng nghiệp đã lập tức đi đến làng Lại Đà (xã Đông Hội, Đông Anh) để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      “Chúng tôi rất kính trọng Tổng Bí thư vì thế sau khi tan làm, chúng tôi đã lên đường đến đây để tỏ lòng thành kính. Với riêng tôi, bác là người vô cùng liêm chính, hết lòng vì nước vì dân”, chị Dân chia sẻ.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 28.

    Bên trong Hội trường Thống Nhất, nhiều người không kìm được xúc động, bật khóc trước di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 29.

    Người dân rơi nước mắt trong phút mặc niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 30.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 31.

      Người dân xếp hàng dài vào viếng Tổng Bí thư

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 32.

      Theo thông báo, 18h ngày 25/7, người dân sẽ được vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trước đó hơn 1 tiếng, các con phố xung quanh nhà tang lễ đã chật kín người xếp hàng chờ đợi.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 33.

      Tại cửa an ninh ngã ba phố Lò Đúc - Yéc xanh, người dân bắt đầu làm thủ tục xác minh nhân thân để vào viếng.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 34.

      Càng về chiều, lượng người đến viếng càng đông hơn.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 35.

      Người phụ nữ mang theo bó sen trắng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Vợ chồng anh Trần Vinh (quê Quảng Trị) bế theo con nhỏ, lặng lẽ xếp hàng chờ tới lượt được qua cổng an ninh.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 36.

    Gia đình anh Trần Vinh chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Vợ chồng anh Vinh kể chiều nay đã nghỉ làm một buổi để kịp đến viếng Tổng Bí thư. Rưng rưng xúc động, anh Vinh cho biết dù con trai còn bé nhưng hai vợ chồng vẫn đưa cháu theo. Vợ chồng anh Vinh hy vọng con có thể học điều hay, lẽ phải từ tấm gương Tổng Bí thư.

    "Tôi mong con trai lớn lên sẽ noi theo gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù chưa một lần được gặp Tổng Bí thư ngoài đời, nhưng qua báo đài, chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ vị lãnh đạo đáng kính. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời là một mất mát lớn. Tôi mong có thể vào Hội trường Thống Nhất, thắp một nén hương tưởng nhớ Tổng Bí thư...".


    Em Nguyễn Ngọc Vân Anh (Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Tân) nói đây là lần khác nhất từ trước đến nay khi đến Hội trường Thống Nhất. Trước đây, em Vân Anh và bạn bè đã nhiều lần được thầy cô đưa đến Hội trường Thống Nhất để tìm hiểu về những chiến công lịch sử gắn liền ngày 30/4, nhưng hôm nay, không khí trầm lắng, buồn đau hơn vì đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    "Em cảm thấy rất đau buồn, như mất đi người thân trong gia đình. Dù chiều nay có mưa to, kéo dài suốt mấy tiếng đồng hồ nhưng em vẫn rủ thêm các bạn cùng đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lần này, đến Hội trường Thống Nhất chúng em cảm thấy buồn lắm. Em sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay", em Vân Anh nói thêm.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 37.

    "Lần này đến Hội trường Thống Nhất của chúng em buồn lắm".

    Từ sau 14h, người dân đến Hội trường Thống Nhất ngày càng đông hơn. Đi cùng con gái, chị Trang (Quận 10, TP.HCM) chống nạng, đi từng bước khó nhọc, hòa cùng dòng người vào Hội trường Thống Nhất viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    2 tuần trước, chị Trang vừa thực hiện ca mổ ở chân. Dù di chuyển khá khó khăn nhưng khi hay tin TP.HCM tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chị Trang vẫn cố gắng đến.

    "Từ lúc hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, tôi đã nghĩ trong lòng nhất định đi viếng bác. Do chân đau không thể di chuyển xa, tôi chỉ có thể đến đây hôm nay, thắp cho Tổng Bí thư một nén nhang. Tôi đưa cháu nhỏ theo cùng vì muốn con có thể noi theo gương Tổng Bí thư, trở thành một người tài giỏi, cần, kiệm, liêm, chính và được mọi người yêu mến".

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 38.

    Dòng người vào Hội trường Thống Nhất viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 39.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 40.

    Đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hỗ Ninh - đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm trưởng đoàn, vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 41.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 42.

    Đoàn Tùy viên Quân sự các nước tại Việt Nam vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 43.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 44.

    Đoàn Cộng hòa Singapore, do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore Gan Kim Yong làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 45.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 46.

    Đoàn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 47.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 48.

    Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, những thành quả phát triển kinh tế-xã hội đáng ngưỡng mộ của Việt Nam thời gian qua là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Từ 14h30 ngày 25/7, cơn mưa nặng hạt trút xuống khu vực Hội trường Thống Nhất (Quận 1, TP.HCM), nơi đang diễn ra lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người vẫn lặng lẽ đi dưới mưa, với nước mắt, sự đau xót, buồn bã và tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 49.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 50.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 51.

Lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam treo cờ rủ, lập bàn thờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở khu vực Abyei, Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các đơn vị Việt Nam và tổ công tác tại địa bàn đã treo cờ rủ, lập bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tưởng nhớ và bạn bè quốc tế tới viếng, chia buồn vào dịp Quốc tang.

Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 52.

Tổ công tác tại Cộng hòa Trung Phi lập bàn thờ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)

Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 53.

Đội Công binh Việt Nam tại Abyei chào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Tại Thừa Thiên - Huế

      Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế xúc động: “Đất nước, dân tộc Việt Nam chúng ta mất đi vị lãnh đạo tối cao, tài ba, lỗi lạc, trọn đời cống hiến vì sự nghiệp vinh quang của Tổ quốc, vì sự ấm no, hạnh phúc của toàn dân.

      Tưởng nhớ vị lãnh đạo tài đức vẹn toàn, tăng ni, Phật tử Thừa Thiên - Huế cử hành lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Tượng đài Đức Quán Thế Âm. Những trái tim, cõi lòng đều thành tâm bái lễ trước linh ảnh của Tổng Bí thư để tưởng niệm đến những gian lao vất vả, tấm lòng vĩ đại của Bác đối với người dân Việt Nam”.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 54.

      Hoà thượng Thích Khế Chơn dâng hương trước di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Hòa thượng Thích Khế Chơn cho biết, án thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tôn trí tại Bảo điện Tổ đình Từ Đàm (số 1 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP Huế) trong 2 ngày Quốc tang 25 và 26/7/2024.

      Đây là nơi để tăng ni, Phật tử bày tỏ niềm kính tiếc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, một trí tuệ lớn và là nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất của đất nước, hiến dâng trọn cả cuộc đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

      Tại Hà Tĩnh

      Chung niềm tiếc thương, chị Nguyễn Thị Hiền (trú đường Hàm Nghi, TP Hà Tĩnh) cho biết, hôm nay những người quanh chị ai cũng hướng ánh mắt về phía chương trình truyền hình trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      “Tôi biết đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước mà ông là vị tổng chỉ huy. Đó là người lãnh đạo vì nước, vì dân. Những ngày qua, tôi cho các con của mình xem những tư liệu, bài báo về cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để các cháu hiểu, nhớ về những cống hiến của ông đối với đất nước. Dù rất muốn ra Thủ đô để được viếng, tiễn biệt bác nhưng do khoảng cách địa lý nên chúng tôi chỉ biết theo dõi Lễ viếng qua tivi”, chị Hiền chia sẻ.

      Người dân tại TP.HCM bắt đầu vào Hội trường Thống Nhất viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

        Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 55.

        Người dân xếp hàng, vào Hội trường Thống Nhất để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Người dân xếp hàng chờ viếng ở quê nhà của Tổng Bí thư

      Đến trưa 25/7, hàng nghìn người dân vẫn tiếp tục đổ về làng Lại Đà chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai bảo ai, mọi người im lặng, lịch sự xếp thành hai hàng quy củ chờ đến lượt.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 56.

      Bà Nguyễn Thị Thúy (54 tuổi) cùng chồng và cháu gái Đào Thị Mai Anh (5 tuổi) không ngại vượt 60 km từ Hưng Yên đến làng Lại Đà để thắp hương cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      "Biết tin tức qua thời sự, tôi rơi nước mắt, vô cùng tiếc thương. Cả gia đình đã đi từ 7h sáng để thắp nén hương tiễn biệt Bác. Thật đau lòng khi đất nước mất đi một nhà lãnh đạo có đức, có tài, người dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, Nhân dân”, bà Thúy chia sẻ.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 57.

    Ông Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam viết trong sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, Người Đảng viên Cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người bạn lớn của Nhân dân thế giới, người đã dành trọn vẹn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân, có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào Cộng sản Quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và thế giới.

    Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương Đồng chí, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.

    Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng".

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 58.

    Trong sổ tang, ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam viết: "Trước anh linh Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc thời đại mới, chúng tôi nguyện noi gương, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức phấn đấu hết mình để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no.

    Xin kính cẩn nghiêng mình biết ơn, học hỏi, noi gương và vĩnh biệt Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 59.

Cụ Nguyễn Thị Niên (80 tuổi, trú nhà số 39B Nguyễn Đình Chiểu, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cho biết, từ hôm qua, gia đình bà treo cờ rủ để thể hiện niệm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Tôi tuổi cao, sức yếu nên không đi đâu được, treo cờ rủ thể hiện niềm tiếc thương của mình và gia đình với Tổng Bí thư. Trong tôi, Tổng Bí thư là người cán bộ lãnh đạo mẫu mực. Là người cống hiện trọn đời mình cho đất nước, cho Đảng và Nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là sự mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

“Tận đáy lòng mình, tôi khâm phục tinh thần, ý chí, sự cống hiến của Tổng Bí thư cho đất nước, Nhân dân. Xem những hình ảnh Tổng Bí thư làm việc ngay trong những ngày lâm trọng bệnh khiến tôi rơi nước mắt. Tổng Bí thư đã thực hiện đúng lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời chăm lo cho nước, cho dân”, bà Niên nghẹn ngào chia sẻ.

Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 60.

    Con đường từ cổng làng Lại Đà dẫn đến nơi tổ chức Quốc tang dài gần 1km chật kín người dân xếp hàng chờ. Nhiều đoàn đến từ các tỉnh như Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên... đến từ sáng sớm, chờ đợi để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 61.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 62.

    Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn vào viếng.

    • 'Dù xếp hàng chờ viếng bao lâu chúng tôi cũng đợi'

      Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệm, 85 tuổi, ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, từ khi nghe tin Tổng Bí thư Trần Phú Trọng từ trần, ông rất buồn. Sáng nay, ông Kiệm khoác bộ quân phục, rời nhà từ 5h, bắt xe đến nhà tang lễ để viếng nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 63.

      Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệm.

      “Nghe tin Tổng Bí thư mất tôi buồn lắm! Mấy hôm nay tôi thao thức không ngủ được, chỉ mong đến ngày để viếng bác Trọng. Tôi rất kính trọng Tổng Bí thư bởi bác là người có tâm, có tầm, luôn quan tâm, đề cao lợi ích của Nhân dân”, ông Kiệm xúc động chia sẻ.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 64.
      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 65.

      Bà Nguyễn Thị Dung có mặt từ sớm trước khu vực nhà tang lễ chờ vào viếng.

      Có mặt ở khu vực nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông từ 5h sáng, bà Nguyễn Thị Dung (71 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Tổng Bí thư ra đi, tôi và hàng triệu người dân Việt đều chung nỗi buồn. Tôi cùng một số người bạn có mặt từ sớm, chuẩn bị sẵn căn cước công dân, xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư lần cuối. Dù xếp hàng chờ bao lâu chúng tôi cũng đợi. Tổng Bí thư đã một đời hy sinh cho Nhân dân, chúng tôi có chờ vài tiếng cũng không sao".

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 66.

      Đoàn cựu sinh viên lớp Văn khóa 8, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chờ vào viếng Tổng Bí thư. (Ảnh: Quỳnh Anh)

      Đại diện nhóm cựu sinh viên lớp Văn khoá 8, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết, hầu hết mọi người đêm qua đều thức trắng, chờ đến giờ được đi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò hiền lành của khóa học 1963-1967.

      Cả nhóm vẫn nhớ như in những kỷ niệm ngày đi học, đi họp lớp cùng với Tổng Bí thư, nói chuyện với nhau đầy ấm áp, chân tình, không có khoảng cách. "Anh Trọng ơi, hôm nay về họp lớp, anh nói chữ tình nặng lắm, thầy tặng anh đôi câu đối chữ Hán sưu tầm được Thế gian vạn sự giai bào ảnh/ Thiên kiếp duy dư nhất điểm tình. Nghĩa là trên đời này mọi sự mọi việc cuối cùng rồi chỉ là bọt bèo, ảo ảnh. Nghìn kiếp qua đi, cái còn lại chỉ là cái tình với nhau thôi, tình đời tình người", đại diện nhóm nhớ lại lời Tổng Bí thư từng nói.

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 67.

    Đoàn Cựu sinh viên lớp Văn khóa 8 (1963 – 1967) Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào viếng.

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 68.

    Đoàn Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Trưởng đoàn vào viếng.

  • Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 69.

    Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ công an làm Trưởng đoàn.

  • Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 70.

    Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng làm Trưởng đoàn.

  • Đoàn Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn vào viếng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 71.

    • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 72.

      Sáng 25/7, Lễ Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở khu vực miền Nam diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 73.

      Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 74.

      Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nghỉ hưu tại TP.HCM, các nguyên lãnh đạo TP.HCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 75.

      Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thắp nhang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Các đoàn quốc tế vào viếng

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 76.

    Đoàn Cộng hòa Angeria Dân chủ và Nhân dân, do Ngài Laïd Rebiga - Bộ trưởng Cựu chiến binh và Người có công Angeria làm trưởng đoàn vào kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 77.

    Đoàn Cộng hòa Vanuatu, do Ngài Arnold Kiel Loughman - Bộ trưởng, Tổng chưởng lý Vanuatu làm trưởng đoàn vào kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 78.

    Đoàn Liên bang Thụy Sĩ, do Ngài Alexandre Fasel - Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ làm trưởng đoàn vào kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 79.

    Đoàn Hàn Quốc, do Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 80.

    Đoàn Australasia, do Chủ tịch Thượng viện Australasia Sue Lines làm trưởng đoàn vào kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 81.

    Đoàn Ấn Độ, do ngài Ajit Doval - Cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Ấn Độ làm trưởng đoàn vào kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 82.

    Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba do Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 83.

    Đoàn Indonesia, do ngài Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Andi Amran Sulaiman làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào viếng

      Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 84.
  • Đoàn Quốc hội vào viếng

  • Đoàn Quốc hội do ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn vào viếng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 85.

    Đoàn Chủ tịch nước vào viếng

    Đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng đoàn vào kính viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Đoàn Chính phủ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 86.

    Đoàn Chính phủ do ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng.

    Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào viếng

  • Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng đoàn.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 87.

    Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra. Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước làm trưởng đoàn, vào viếng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 88.

    Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn, kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

  • Công bố danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đọc danh sách Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban, Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng Ban.

  • Bắt đầu lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 89.

    Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường - Trưởng ban tổ chức lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 90.

    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 91.

    Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và các đồng chí trong Ban Tổ chức Lễ tang.

    Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Huyện Đông Anh

    Ông Phạm Xuân Thành, thôn 4 xã Lại Yên, Hoài Đức vừa cùng đoàn Hội Cựu Chiến binh xã Đông Hội vào viếng Tổng Bí thư. Không giấu nổi nghẹn ngào, ông Thành cho biết, vì sức khoẻ yếu nên ông đến xã Đông Hội từ ngày hôm qua. Tới đây, ông được chính quyền xã sắp xếp lịch viếng Tổng Bí thư cùng Hội Cựu Chiến binh của xã. Người dân của thôn Lại Đà cũng mời ông ăn ngủ miễn phí khiến ông càng thêm xúc động khi tới lễ viếng Tổng Bí thư.

    “Tôi rất kính trọng bác Trọng, một người vì nước vì dân. Vì thế tôi đã tìm về đây để mong được vào viếng bác. Đứng trước di ảnh của người, nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi, tôi không kìm được cảm xúc”, ông Thành nói.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 92.

    Gia đình, người thân, dòng họ Nguyễn Phú vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 93.

    Gia đình, người thân, dòng họ Nguyễn Phú vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 94.

    Tại TP.HCM, Lễ viếng, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất ̣(Quận 1). Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7h – 22h ngày 25/7 và từ 7h – 13h ngày 26/7. Ghi nhận của phóng viên Báo điện tử VTC News, từ sáng sớm phía ngoài khuôn viên Hội trường Thống Nhất đã có nhiều đoàn từ các tỉnh, thành, đông đảo người dân đến đăng ký viếng. Dòng người trật tự xếp hàng vào đăng ký.

    Để đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, các lực lượng chức năng đã túc trực, tổ chức điều phối, đảm bảo giao thông thông thoáng từ các ngả đường hướng về Hội trường Thống Nhất.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 95.

    Lễ viếng, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất ̣(Quận 1).

    Người dân treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Vinh dự là người đã từng được dự buổi gặp gỡ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm, ông Đinh Công Lon (SN 1957, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) nói với phóng viên Như Loan: “5 giờ sáng, bố con tôi đã dậy rồi. Tôi cùng con mang cờ Tổ quốc, dải băng đen cùng cây tre nhỏ đã chuẩn bị sẵn từ tối qua, mang ra hiên nhà treo”.

    Do không có điều kiện được về Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên cả tuần nay, ông Lon luôn đau đáu, muốn làm điều gì đó bày tỏ lòng kính yêu nhà lãnh đạo kiệt xuất của đất nước. Ông cùng các con bàn bạc, quyết định treo cờ rủ trước hiên nhà tưởng nhớ Tổng Bí thư.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 96.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 97.

    Ông Đinh Công Lon xem lại những bức ảnh kỉ niệm trong lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm địa phương.

    Nhìn lá cờ Tổ quốc treo rủ bên hiên nhà, ông bồi hồi nhớ lại 8 năm trước, Tổng Bí thư về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc.

    “Tổng Bí thư rất giản dị, tác phong nhanh nhẹn, ân cần đi một vòng bắt tay, trò chuyện, thăm hỏi từng cụ già, em nhỏ. Tổng Bí thư ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất, đời sống của bà con”, ông tâm sự. 8 năm đã trôi qua nhưng nhân dân xóm Lũy Ải vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm.

    Thẫn thờ ngồi bên cửa voóng nhà sàn, ông Đinh Công Lon nâng niu trên tay bức ảnh Tổng Bí thư về thăm và chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình. Nhiều cụ trong làng hôm nay cũng đến nhà ông Lon cùng ôn lại kỉ niệm về chuyến thăm của Tổng Bí thư và theo dõi lễ quốc tang qua màn hình ti vi.

    Người dân Lại Đà xếp hàng viếng Tổng Bí thư

    Lễ Thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 98.

    Đội tiêu binh thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện nghi lễ thượng cờ rủ Quốc tang.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 99.

    Đội tiêu binh tiến ra kỳ đài tại Quảng trường Ba Đình.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 100.

    Đội tiêu binh đứng nghiêm trang dưới kỳ đài.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 101.

    Đội tiêu binh tiến hành nghi thức.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 102.

    Buộc dải băng đen vào Quốc kỳ. Cờ rủ được treo có dải băng tang có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 103.

    Ba chiến sỹ thực hiện nghi lễ treo cờ rủ.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 104.

    Cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) được kéo lên cũng là thời điểm cả nước bắt đầu 2 ngày Quốc tangTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Người dân quét mã QR Code trên VNeID khi vào viếng Tổng Bí thư

    Sáng nay, bên ngoài nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, người dân quét mã QR Code để đăng ký viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 105.

    Thiếu tá Nguyễn Mạnh Huy - cán bộ Cục quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội cho phóng viên VTC News biết, chúng tôi có mặt tại các điểm ở nhà tang lễ lúc 3h sáng để lắp đặt thiết bị.

    "Người dân sẽ vào viếng lúc 5h sáng. Chúng tôi sử dụng thiết bị chuyên dụng quét CCCD gắn chíp hoặc quét mã QR Code qua VNeIDcấp độ 2. Chúng tôi bố trí khoảng 8 chốt quanh các lối vào nhà tang lễ, mỗi chốt khoảng 20 người chưa kể tình nguyện viên".

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 106.

    Máy quét QR Code CCCD gắn chip cho người dân

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 107.

    Trước điểm quét QR Code CCCD tại Nhà tang lễ Quốc gia.

    Trước giờ viếng 2 tiếng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã có mặt ở gần nhà tang lễ để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    “Được tin bác Trọng mất tôi rất buồn, tôi rất thương quý bác, một người lãnh đạo vì nước, vì dân, làm việc cho tới giấy phút cuối đời, cống hiến cho dân tộc cả cuộc đời. Chiều hôm qua, tôi đã sắp xếp hết công việc để tới đây dâng nén nhang tưởng nhớ bác” , bà Trần Thị Huyền (ở huyện Sơn Động, Bắc Giang) chia sẻ.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 108.

    Bà Trần Thị Huyền (quê Bắc Giang) xúc động trước giờ viếng Tổng Bí thư.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 109.

    Ông Hoàng Phúc Vạn từ Quỳnh Lưu, Nghệ An bắt xe ra Hà Nội từ 8h tối qua để được dâng nén nhang tưởng nhớ vị lãnh đạo kiên trung của dân tộc.

    Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 110.

    Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị vào viếng. (Ảnh: VOV)

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 111.

    Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước có mặt, kiểm tra tại Nhà tang lễ trước Lễ viếng. (Ảnh: VOV)

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 112.

    Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị tại Nhà tang lễ. (Ảnh: VOV)

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 113.

    Hàng trăm người dân làng Lại Đà trong trang phục quần đen áo đen xếp hàng kiểm tra an ninh vào chờ viếng Tổng Bí thư.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 114.

    Trên đường làng Lại Đà, dòng người bắt đầu di chuyển vào điểm viếng Tổng Bí thư.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 115.

    6h sáng, tại quê nhà, người thân và dân làng bắt đầu dâng vòng hoa viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Công Hiếu)

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 116.

    Không khí trang nghiêm, xúc động. (Ảnh: Công Hiếu)

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 117.

    Nhiều người bật khóc thương nhớ Tổng Bí thư. (Ảnh: Công Hiếu)

    Nội tộc dâng vòng hoa thắp hương tại quê nhà Tổng Bí thư.

    Tại Nhà tang lễ Quốc gia

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 118.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 119.

    Tại Quảng trường Ba Đình

    Chuẩn bị Lễ thượng cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) diễn ra nghi thức thượng cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 120.

    Rất đông người dân có mặt từ sớm để được dự nghi lễ thượng cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Minh Đức)

    Ngay từ 5h, rất đông người dân đã có mặt tại quảng trường để được tham dự nghi thức trang nghiêm, xúc động này, bày tỏ sự tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 121.

    Không khí trang nghiêm, xúc động trên Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: Minh Đức)

    Các nghi thức đã chuẩn bị sẵn sàng, không khí trên quảng trường vô cùng trang nghiêm.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 122.

    Các công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho Lễ thượng cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Minh Đức)

    Theo thông báo của Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong 2 ngày quốc tang (ngày 25/7 và 26/7), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí.

    Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 123.

    Các lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng. (Ảnh: Minh Đức)

    Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, đơn vị, trụ sở doanh nghiệp...trên cả nước đã treo cờ rủ để bày tỏ lòng kính trọng, thương tiếc, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 124.

    Khu vực ban thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt tại vị trí trang trọng trong hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội).

  • Nhiều đoàn cấp cao sang Việt Nam dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Sáng 24/7, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández đã đến Hà Nội, thay mặt Đảng Cộng sản Cuba, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Cuba dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hỗ Ninh cũng thông báo tới Việt Nam dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Ngoài ra, các quốc gia láng giềng và bạn bè của Việt Nam cũng thông báo cử người đại diện dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

    - Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo

    - Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith

    - Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, với tư cách là đặc phái viên của Thủ tướng Kishida Fumio.

    - Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Josep Borrell

    Trước đó, nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã quyết định thời gian để tang chính thức từ 6h sáng 20/7 đến 12h đêm 21/7 và Quốc tang từ 6h sáng đến 12h đêm 22/7.

    Trong thư gửi Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 19/7, Đại tướng Raúl Castro Ruz và Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz Canel-Bermúdez khẳng định "sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một mất mát không thể bù đắp đối với Cuba".

    "Cuba sẽ luôn tưởng nhớ tới đồng chí Nguyễn Phú Trọng như một người anh em vĩ đại, một người thúc đẩy không biết mệt mỏi mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Quốc hội, hai Chính phủ và nhân dân hai nước chúng ta.

    Người bạn thân yêu Nguyễn Phú Trọng sẽ được các thế hệ người dân Cuba nhớ tới như một trụ cột trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu dài giữa hai nước chúng ta và như một người anh em vĩ đại, luôn sẵn sàng dang cánh tay đoàn kết với Cuba trong những hoàn cảnh thách thức phức tạp nhất", thư nêu.

    Tại Lào, trong cuộc họp báo tại Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 22/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Bouakhong Nammavong thông báo Đảng và chính phủ Lào nhất trí để tang cấp quốc gia, bao gồm cả đại sứ quán Lào và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, trong ngày 25-26/7, treo cờ rủ và dừng các hoạt động vui chơi ở mọi hình thức.

    Các lãnh đạo Lào ngày 19/7 đã gửi điện chia buồn, bày tỏ "lòng tiếc thương vô hạn" khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.

    Trong bức điện, lãnh đạo Lào ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết tâm sức và trí tuệ cho các công tác quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa Việt Nam không ngừng phát triển, vị thế được nâng cao rõ rệt trên trường quốc tế và khu vực.

    "Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào mất đi người đồng chí vô cùng gần gũi, thân thiết. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cách mạng trong thời đại mới, là người kế tục sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần to lớn, quý báu và quan trọng trong việc tăng cường, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào trong suốt thời gian qua", bức điện có đoạn.

  • Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 125.

    Ngay sau khi thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần được phát đi, nhiều nơi đã treo cờ rủ, phát phim tư liệu tưởng nhớ ông.Video: Nghe người trẻ tỏ lòng kính trọng, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Dòng người nối dài hơn 1km vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 126.

    Đường dây nóng: 0943 113 999

    Soha
    Báo lỗi cho Soha

    *Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại