Quân đội Nga tiếp nhận 2 mẫu trực thăng tấn công hoàn toàn mới: Mi-28 “Thợ săn đêm” và Ka-52 “Cá sấu”. Mẫu thứ nhất – phát triển từ chiếc trực thăng tấn công Mi-24, mẫu thứ hai – được thiết kế hoàn toàn từ con số 0.
Hiện nay, cả hai mẫu máy bay trực thăng này đang triển khai nhiệm vụ chiến đấu tại Syria. Ka-52 không gặp bất cứ trục trặc nào, nhưng một chiếc Mi-28 đã rơi khiến 2 phi công thiệt mạng.
Nói chung, chiếc trực thăng này gặp rất nhiều trục trặc trong quá trình thử nghiệm, trình diễn tại triển lãm cũng như trong các chiến dịch quân sự.
Ka-52 không gặp bất cứ trục trặc nào khi tham chiến ở Syria.
Mẫu trực thăng không thành công ngay từ ban đầu
Việc chế tạo Mi-28 - câu trả lời trước trực thăng AH-64 “Apache” của Mỹ - hoàn toàn không thành công như mong đợi. So với cỗ máy chiến đấu của Mỹ, những mẫu Mi-28 đầu tiên không thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết và nhất là không thể hoạt động vào ban đêm.
Mi-28 không có cả tổ hợp định vị - ngắm bắn thống nhất. Cỗ máy này nhận được những đánh giá không tốt từ phía giới quân sự vì họ thích chiếc trực thăng Ka-50 hơn.
Sau các cuộc thử nghiệm mang tính so sánh, trực thăng của “Kamov” cho thấy sự vượt trội hơn cỗ máy của Phòng thiết kế “Milya”.
Ngay sau đó, Phòng thiết kế “Milya” đã đệ đơn lên Tư lệnh Không quân Liên Xô than phiền về sự thiếu khách quan trong quá trình đánh giá.
Dưới áp lực từ phía những lãnh đạo cao cấp ủng hộ “Milya” thời bấy giờ, Không quân Liên Xô đã phải chấp thuận tổ chức các cuộc thử nghiệm so sánh mới mà kéo dài mãi tới tận năm 1986. Cuối cùng thì Viện nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Liên Xô vẫn thiên về Ka-50.
Không chấp nhận kết quả đó, “Milya” buộc tội các nhà khoa học không có trình độ và gửi đơn khiếu nại lên cấp cao hơn. Cuối cùng, sau nhiều cuộc kiểm tra, các đoàn kiểm tra và hội đồng đã xác định rằng Ka-50 vẫn tốt hơn Mi-28.
Nhưng đến lúc đó, thời gian vàng đã bị đánh mất, Liên Xô tan rã, không còn ngân sách dành cho lĩnh vực quốc phòng.
Sự công bằng đã được đặt đúng chỗ khi Ka-50 được quân đội tiếp nhận và năm 1995, còn Mi-28 “Thợ săn đêm” phải đến tận năm 2009 mới được nghiệm thu sau rất nhiều lần chỉnh sửa.
Chỉ đến năm 2005, Mi-28 mới có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu vào ban đêm, còn Ka-50 có khả năng từ năm 1982. Điều này có nghĩa “Milya” tụt hậu 23 năm so với “Kamov”.
Bộ giảm tốc nguy hiểm
Một trong những điểm yếu chính của chiếc máy bay trực thăng đã gây ra một vài vụ tai nạn đó là bộ giảm tốc BP-28. Thiết bị này rất hay gặp trục trặc và cần phải chỉnh sửa rất nhiều.
Hơn 10 năm trôi qua, “Milya” đã được chế tạo bộ giảm tốc mới với mã số BP-29 và lắp đặt trên Mi-28 phiên bản cải tiến mà được triển khai sản xuất vào năm 2006.
Nhưng điều này cũng không mang lại kết quả khả quan, chỉ đến năm 2011 các kỹ sư mới có thể chữa được “căn bệnh” nghiêm trọng này – khi hoạt động với thời gian liên tục hơn 2 giờ đồng hồ thì bộ giảm tốc bị cháy khiến cho hệ thống cánh quạt ngừng quay.
Bên cạnh đó, vì những tác động không được tính toán lên các bộ phận khác nhau của bộ giảm tốc khiến cho thép trong các bánh răng bị vỡ vụn và bay vào khoang lọc dầu biến thành là 'cái kết xấu" dành cho chiếc máy bay và có thể, cho cả kíp lái.
Các vụ tai nạn liên quan tới Mi-28
Chúng ta bắt đầu từ bộ giảm tốc mặc dù tiêu chí này sẽ làm ảnh hưởng tới diễn tiến thời gian của các vụ tai nạn.
Ngày 15/2/2015, chiếc Mi-28N đã gặp nạn trong quá trình tiến hành bay tập. Nguyên nhân là các mảnh vụn kim loại lọt vào trong bộ giảm tốc, khiến kíp lái phải quyết định hạ cánh khẩn cấp.
Khi hạ cánh, chiếc trực thăng này đã đập phần buồng lái xuống đất. Các phi công được đưa tới bệnh viện Budennovsk để chấp cứu và cơ trưởng, Trung tá Andrei Glyantzev đã tử vong.
Thảm họa diễn ra như sau: Ở độ cao gần 1.500m phát hiện thấy những bất ổn trong động cơ. Kíp lái đã may mắn hạ độ cao xuống còn 400m, sau đó bộ giảm tốc hoàn toàn ngừng hoạt động, và chiếc máy bay chao đảo và quay cuồng trên không trung rồi đổ sập xuống đất.
Các phi công không thể bung dù thoát hiểm trong tình huống này.
Thảm họa tương tự cũng xảy ra vào tháng 8/2015 trong chương trình biểu diễn ở thao trường Dubrovichi. Khi đó thêm một chiếc Mi-28N bị rơi. Phi công điều khiển – đội trưởng đội bay biểu diễn “Berkuty”, Đại tá Igor Butenko hi sinh.
Vào tháng 8/2012, khi đang thực hiện chuyến bay tập tại khu vực Mozdok, chiếc Mi-28N đã “hạ cánh cứng”. Theo thông tin của Tạp chí “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng", nguyên nhân là những vấn đề liên quan tới bộ giảm tốc chính.
Chiếc trực thăng không bị hư hỏng nặng, kíp lái thoát chết.
Và thảm họa xảy ra mới đây tại Syria vào đêm ngày 12/4/2016, khi một chiếc “Thợ săn đêm” đã bị rơi tại khu vực thành phố Homs. Phi công Andrei Okladmnikov và hoa tiêu Victor Panko đã hi sinh. Một trong những giả thiết của vụ tai nạn – lỗi kỹ thuật.
Vụ tai nạn đầu tiên liên quan tới Mi-28N được ghi nhận chính thức vào năm 2009. Trong lúc triển khai hỏa lực từ khẩu pháo 30mm, hệ thống tự động bị hỏng và máy tính đã kích hoạt phóng tên lửa không điều khiển.
Bọt khí lọt vào trong động cơ khiến áp suất tăng. Kíp lái phải hạ cánh khẩn cấp và chiếc trực thăng đã bị hư hỏng nặng.
Tóm lại
“Mi-28N” có rất nhiều những điểm yếu khiến cho khả năng sinh tồn của tổ lái giảm đi rất nhiều trên chiến trường. Trên “Thợ săn đêm” không có hệ thống phóng dù cứu nạn giúp cho tổ lái sống sót trong những điều kiện khó khăn nhất. Nhưng Ka-52 được trang bị hệ thống này.
Trên tất cả các máy bay trực thăng chiến đấu đều có hệ thống điều khiển dự phòng (trên cả Ka-52 cũng có). Hệ thống này giúp cho bất cứ thành viên nào của kíp lái cũng đều có thể điều khiển.
Nhưng hoa tiêu “Mi-28N” thì sẽ làm gì nếu như phi công thiệt mạng? Anh ta có thể đưa chiếc máy bay bị hư hỏng về căn cứ được hay không? Không thể.
Tuy nhiên, “Milya” từng tuyên bố về việc trên chiếc máy bay phục vụ huấn luyện chiến đấu “Mi-28UB” được trang bị hệ thống lái thứ hai. Nhưng đó là máy bay huấn luyện chiến đấu, và nó chỉ được đưa vào sản xuất, có lẽ, vào năm 2020.