"Siêu rắn độc" AH-1Z Viper được đưa vào biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ năm 2012.
Đây là mẫu mạnh nhất cho đến thời điểm này của Thủy quân Lục chiến Mỹ.
AH-1Z Viper có chiều dài 17,8 m, chiều cao 4,37 m và đường kính cánh quạt 14,6 m.
"Siêu rắn độc" AH-1Z Viper được trang bị động cơ 2 General Electrix T700-GE-401C cực mạnh giúp chiếc trực thăng này có thể mang được hơn 2 tấn vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Để tấn công các mục tiêu trên bộ, "Siêu rắn độc" AH-1Z Viper được trang bị pháo 20 mm cùng tên lửa chống tăng AGM-114A/B/C.
Ngoài ra, AH-1Z Viper còn được trang bị các tên lửa diệt hạm AGM-114F và tên lửa không đối không AIM-9.
Các giá treo trên trực thăng AH-1Z Viper có thể gắn rocket và các loại bom thông thường.
Một phi đội lái trực thăng AH-1Z Viper gồm 2 người, một phi công lái chính và một người điều khiển pháo và các loại vũ khí khác.
Mũ bay mới cũng là điểm sáng trên AH-1Z Viper nhằm hổ trợ tối đa phi hành đoàn trong tác chiến không hề thua kém so với mẫu mũ bay thông minh trên trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Để tăng cường khả năng sống sót của AH-1Z Viper, "siêu rắn độc" được trang bị hệ thống cảnh báo sớm bằng laser và radar và hệ thống gây nhiễu radar đối phương.
Bên cạnh việc hiển thị thông số bay hệ thống mũ bay thông minh còn cho phép phi công AH-1Z điều khiển hệ thống vũ khí mà nó được tích hợp.
Hệ thống trang thiết bị điện tử được cải thiện giúp AH-1Z có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Do hoạt động thường xuyên ở môi trường biển nên phần thân, cánh quạt nâng hay lớp sơn bên ngoài của AH-1Z cũng được chế tạo từ các loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn.
Hiện mới chỉ có 58 chiếc AH-1Z Viper trong biên chế Thủy quân lục chiến Mỹ và con số này sẽ tăng lên 189 cho đến năm 2020.