Năm 1931, người Nhật có ý tưởng tạo ra một chiếc xe tăng được điều khiển từ xa. Đây không chỉ coi là một chiếc xe đồ chơi để đi lại, mà còn là một giải pháp chiến tranh tuyệt vời. Chiếc xe tăng này có thể gián tiếp cứu sống rất nhiều người.
Những ý tưởng về một cuộc chiến tranh sử dụng công nghệ điều khiển từ xa đã hiện hữu từ hơn một thể kỷ nay rồi. Và trong những năm 2010 này, ta đã được chứng kiến một cuộc chiến có thể tiến hành từ nửa vòng trái đất như thế nào.
Nếu như thế hệ này để lại được gì đáng nhớ cho đời sau, thì đó chính xa những thiết bị giúp con người chiến thắng những cuộc chiến tranh xa cả triệu kilomet: những chiếc máy bay không người lái có thể tấn công mục tiêu chính xác, hoạt động nhờ hệ thống điều khiển từ xa.
Nhưng những nhà chế tạo ra chiếc xe tăng điều khiển từ xa kia (vào cuối Thế Chiến thứ nhất – đầu Thế Chiến thứ hai) lại nghĩ khác. Họ dựng nên chiếc xe tăng này vì mục đích “nhân đạo”.
Thử nghiệm xe tăng điều khiển bằng sóng radio của người Nhật.
Những giấc mơ về những chiếc xe tăng điều khiển từ xa, máy bay không người là và kể cả những con robot chiến đấu khổng lồ được ấp ủ đầu thể kỷ 20. Và chúng sẽ được chế tạo ra để tham gia cuộc chiến giữa các nước.
Những con robot khổng lồ ấy sẽ chiến đấu giùm chúng ta, và bất kì robot của nước nào chiến thắng thì nước đó cũng sẽ được vinh danh là nước thắng trận.
Những con robot cao 300m tham gia chiến trận thay cho con người.
Khi mà Thế Chiến thứ hai nổ ra, những chiếc xe tăng điều khiển từ xa đã trở thành sự thực. Nhưng đáng tiếc thay, Đức Quốc xã mới là kẻ thống trị lĩnh vực này.
Hai chiếc xe tăng mang thuốc nổ được người Đức chế tạo là Borgward IV và Goliath trở thành hai con quái vật trên chiến trường. Chúng mang theo thuốc nổ và sẽ phát nổ khi đụng độ với lính Đồng minh.
Nhưng cả hai chiếc xe tăng này đều phải gắn dây điện với bảng điều khiển, điều đó làm cho khả năng chiến đấu cũng chúng giới hạn lại với độ dài của dây nối.
Những xe tăng điều khiển từ xa mang thuốc nổ của Đức Quốc xã, được lính Mỹ thu lại sau trận chiến.
Thật đáng buồn khi ta lại thấy chiến tranh với những thiết bị được điều khiển từ xa ấy không dẫn đến một tương lai mà cuộc chiến chỉ cần quyết định bởi vấn đề “sống còn” của hai con robot khổng lồ, chứ không phải bởi cái chết của hàng triệu người lính ra trận.
Nhưng cũng có thể rằng, như thế lại là may mắn. Bởi lẽ thương vong về người là một trong những lý do chính để ngăn các cuộc chiến lớn giữa các cường quốc xảy ra. Khi mà Chiến tranh thế giới thứ 3 có thể nổ ra mà không mất một người lính nào, trật tự thế giới liệu có bị đảo lộn?
Tham khảo Gizmodo