Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật

J.D |

Vụ tấn công tại Kabul hôm 26/8 là kịch bản tồi tệ nhất đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, người vốn cho rằng sẽ chẳng có gì ảnh hưởng nếu như binh lính Mỹ không thiệt mạng.

Tướng Mark Milley thông báo cho Tổng thống Joe Biden về sự việc xảy ra lúc 9h15 phút sáng ngày 26/8 (giờ địa phương) - cái ngày xảy ra 2 vụ đánh bom liều chết tại cổng sân bay thủ đô Kabul (Afghanistan). Ông Biden đã tức giận và suy sụp, nhưng không bất ngờ.

Ông bước xuống tầng hầm để vào Phòng Tình huống (Situation Room), nơi những quan chức an ninh cấp cao nhất đang tụ họp. Đây có lẽ là kịch bản ác mộng nhất mà ông Biden đã nghĩ đến trong nhiều ngày qua, và nó đã trở thành sự thật. Nhưng dù đã dự đoán trước, tình hình phức tạp của chiến dịch giải cứu dân thường tại Afghanistan đã buộc Mỹ phải để binh lính vào tình thế nguy hiểm, và chừa lại rất ít giải pháp để bảo vệ họ.

Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 1.

Suốt 1h sau đó, ông Biden cùng đội ngũ quan chức lắng nghe tình hình cập nhật tại Kabul - cả thông tin lẫn hình ảnh. Sau đó, ông bước vào Phòng Bầu dục (Oval Office - văn phòng của các tổng thống Mỹ) để tiếp tục quan sát tình hình.

Mỗi giờ trôi qua, tình hình trở nên tăm tối hơn. Các báo cáo thương vong không ngừng gửi về. Số người chết từ 4 tăng lên 10, rồi cuối cùng là 13 - con số quá lớn với một tổng thống chưa từng chỉ huy một trận chiến gây thương vong nào. Những binh lính ra đi ngày hôm đó đang làm nhiệm vụ kiểm soát an ninh cho nhóm người được phép vào sân bay, ở một cự ly gần đến nghẹt thở.

Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 2.

Ảnh vệ tinh hiện trường vụ tấn công tại sân bay thủ đô Kabul (Afghanistan)

Ông Biden và đội ngũ của mình không có nhiều thời gian để khóc thương, bởi họ vẫn phải tập trung vào chiến dịch giải cứu tại Kabul - lúc này đã rơi vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Ông Biden được các phụ tá đánh giá là luôn bình tĩnh và cứng rắn, đã trở nên rất căng thẳng sau vụ việc. "Đây là một ngày khó khăn," - ông phát biểu, đồng thời khẳng định sẽ "săn lùng" toàn bộ những kẻ tấn công, nhưng vẫn kiên định trước kế hoạch chấm dứt các xung đột nước ngoài.

26/8 đã trở thành ngày chết chóc nhất thập kỷ của quân đội Hoa Kỳ, và là ngày tồi tệ nhất đối với cá nhân ông Biden trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Một quả bom hẹn giờ

Kể từ thời điểm Kabul thất thủ về tay Taliban vào ngày 15/8, Mỹ và các cơ quan tình báo phương Tây đã chuẩn bị sẵn tư tưởng cho một vụ tấn công khủng bố, nhắm vào làn sóng người Afghanistan đang tìm cách đào thoát trong tuyệt vọng. Rất nhiều phần tử khủng bố thuộc ISIS đã trốn thoát khỏi các nhà tù của Afghanistan, làm dấy lên nguy cơ xâm nhập vào hệ thống an ninh mà Taliban đã thiết lập xung quanh sân bay.

Trong cuộc họp thường ngày với đội ngũ an ninh quốc gia, phần lớn thời gian được dùng để thảo luận về cái gọi là "những mối đe dọa" từ chi nhánh của nhà nước Hồi giáo ISIS tại Afghanistan. Các luồng tin báo là "rất cụ thể, nghiêm trọng và đáng tin cậy". Và trong khi quân đội Mỹ đang thực thi giải pháp chống khủng bố xung quanh Kabul để giảm thiểu rủi ro, các quan chức cấp cao vẫn lo sợ về "một quả bom nổ chậm" đang đếm ngược.

Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 4.

Các nạn nhân của vụ tấn công

Hôm 24 và 25/8, mối đe dọa đã trở nên rõ ràng đến mức quân đội Mỹ bắt đầu thông báo cho các nước đồng minh phương Tây, về việc chiến dịch giải cứu đang bước vào giai đoạn quá nguy hiểm. Có thời điểm, đội tình báo của Mỹ nhận được tin cảnh báo về một vụ đánh bom liều chết.

Tối ngày 25, Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa ra cảnh báo rất cụ thể dành cho công dân Mỹ tại Afghanistan, yêu cầu họ tránh xa sân bay cho đến khi có thông báo khác. Đó được cho là giải pháp tình thế cuối cùng mà ông Biden có thể đưa ra, trong bối cảnh họ có rất ít lựa chọn.

Nhưng sự cảnh báo ấy cũng không giúp ích gì nhiều. Sau khi vụ nổ xảy ra, thi thể người nằm vương vãi trong các kênh nước. Người sống sót tháo chạy thục mạng trong kinh hoàng.

Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 6.

Nhiều người trong Nhà Trắng đã trở nên kiệt quệ những tuần vừa qua, khi những thông tin tình báo dự đoán sai về tốc độ Kabul thất thủ. Kịch bản xấu nhất họ đưa ra là ít nhất 1 tháng, chứ không phải 1 ngày như vậy. Chiến dịch giải cứu vì thế phải thực hiện gấp rút, để rồi kết thúc trong một thảm kịch.

Một quan chức hôm 26/8 nghĩ rằng mình đã có thể nghỉ ngơi sau hàng giờ họp cấp cao, để rồi phải nhìn chằm chằm vào màn hình TV, với hình ảnh về những thi thể nằm la liệt sau khi sự việc xảy ra.

Cơn ác mộng xảy ra

Một số quan chức an ninh cấp cao của Mỹ cho biết vụ tấn công hôm 26/8 là tình huống xấu nhất mà Tổng thống Biden đã nghĩ đến. Ông vốn cho rằng lệnh rút quân sẽ có ảnh hưởng rất ít với vị thế của mình, trừ phi lính Mỹ bị sát hại.

"Chưa có ai chết vào lúc này," - Tổng thống Biden trả lời phỏng vấn vào cuối tuần trước. "Chúa tha thứ nếu tôi nhầm, nhưng vẫn chưa ai bị giết cả."

Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 7.

Nữ quân nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố tại Kabul

Tuy nhiên, sự chú ý đã đổ dồn vào ông Biden và lệnh rút quân của mình. Nhiều tháng qua, trách nhiệm về sự hỗn loạn tạo ra đã đổ xuống ông Biden và đội ngũ của mình, thay vì quân đội hoặc các cơ quan tình báo. Một số quan chức tại Nhà Trắng cho biết ông Biden đã bị thôi thúc bởi mong muốn chấm dứt cuộc chiến, mà không tập trung vào cách thức thực hiện nó.

Sự chỉ trích còn đến từ các đồng minh của Mỹ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải đề nghị ông Biden gia hạn thời gian sơ tán những người Afghanistan đang có nguy cơ trở thành mục tiêu của Taliban. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng có yêu cầu tương tự.

Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 8.
Trong Nhà Trắng lúc diễn ra thảm họa chết chóc nhất thập kỷ của Quân đội Mỹ: Cơn ác mộng của ông Biden đã thành sự thật - Ảnh 9.

Tuy nhiên, ông Biden vẫn kiên định với lựa chọn của mình: Thời hạn rút quân là ngày 31/8, đồng thời đề cập đến việc rủi ro đã tăng lên rất nhiều.

Suốt tuần qua, ông Biden cũng chưa một lần xem xét lại về thời hạn kéo dài chiến dịch giải cứu, bởi vụ tấn công hôm 26/8 là minh chứng cho thấy chuyện ở lại đất nước này lâu hơn sẽ là một sai lầm.

Nguồn: CNN


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại