1. Thể hiện sự chủ động
Khi sếp hỏi đồng nghiệp Ađâu, đừng vội vàng trả lời "không biết" bởi câu trả lời này cũng khiến sếp dễ hiểu rằng bạn đang kiếm cớ trốn tránh trách nhiệm. Hãy thể hiện sự chủ động bằng cách suy nghĩ xem đồng nghiệp của bạn có thể ở đâu và sau đó đưa ra câu trả lời mang tính xây dựng. Ví dụ: "Thưa sếp, A nói với em rằng rằng sáng nay anh ấy sẽ đi họp, chắc anh ấy vẫn đang ở trong phòng họp đấy ạ." Câu trả lời như vậy cho thấy bạn quan tâm đến đồng nghiệp đồng thời thể hiện tính chủ động cũng như khả năng quan sát chú ý của bạn.
2. Đưa ra những gợi ý khác
Nếu bạn thực sự không biết đồng nghiệp đang ở đâu, đừng chỉ nói "Em không biết" mà hãy đưa ra một số lời khuyên hữu ích. Ví dụ: "Sếp, em không biết cụ thể XX bây giờ đang ở đâu, hay là để em thử gọi cho anh ấy hoặc hỏi các đồng nghiệp khác xem họ có biết anh ấy đang ở đâu không." Câu trả lời như vậy thể hiện sự nhiệt tình của bạn và khả năng xử lý các vấn đề một cách linh hoạt của bạn, đồng thời cũng đưa ra những gợi ý hữu ích cho cấp trên.
3. Tận dụng cơ hội báo cáo tiến độ công việc
Khi lãnh đạo hỏi đồng nghiệp đang ở đâu, bạn cũng có thể nhân cơ hội này để báo cáo tiến độ công việc của mình với lãnh đạo. Ví dụ: "Thưa sếp, em vừa hoàn thành báo cáo về dự án X và đang chuẩn bị làm phân tích dữ liệu tiếp theo. Em không biết A đang ở đâu nhưng em sẽ gọi điện cho anh ấy và báo lại với anh trong thời gian sớm nhất ạ". Câu trả lời này không chỉ đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo mà còn cho thấy bạn là một người chăm chỉ và thái độ chịu có trách nhiệm với công việc của bạn.
4. Tích cực thể hiện sự quan tâm và cung cấp thông tin
Tại nơi làm việc, việc giao tiếp và chia sẻ thông tin với đồng nghiệp và cấp trên là rất quan trọng. Khi lãnh đạo hỏi đồng nghiệp đang ở đâu, bạn có thể nhân cơ hội này để chủ động chia sẻ các hoạt động của nhóm, tiến độ công việc hoặc các thông tin liên quan khác trong khoảng thời gian vừa qua.
Ví dụ: "Thưa sếp, gần đây nhóm chúng em đang thực hiện một dự án quan trọng. Chắc là A đang bận chuẩn bị cho dự án. Em sẽ gọi cho anh ấy và bảo anh ấy về gặp sếp ngay ạ." Như vậy không chỉ trả lời câu hỏi của lãnh đạo mà còn thể hiện tinh thần tập trung của bạn vào công việc của nhóm, thái độ tích cực chia sẻ thông tin và sự quan tâm đối với đồng nghiệp.
Việc thể hiện mình là người có chỉ số EQ cao tại nơi làm việc là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tích cực, để lại ấn tượng tốt trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp, chỉ cần thông qua một câu trả lời đơn giản cũng có thể giúp bạn thể hiện sự ưu tú và năng lực giao tiếp của mình.
Bằng cách bộc lộ sự chủ động, đưa ra các gợi ý hữu ích, tận dụng cơ hội để báo cáo tiến độ công việc hay tích cực thể hiện sự quan tâm, bạn có thể đưa ra những câu trả lời thông minh và phù hợp hơn khi gặp phải tình huống này. Hãy luôn nhớ rằng, việc thể hiện mình là người có chỉ số EQ cao không chỉ giúp bạn được sếp đánh giá cao mà còn là cơ hội để bạn xây dựng những mối quan hệ trong công việc thông qua sự chuyên nghiệp mà bạn để lại trong ấn tượng của mọi người.