Giống như nhiều trò chơi điện tử được làm thành series 3 phần, phiên bản thứ ba của nền tảng Web chắc chắn nhận được nhiều cải tiến đáng kể về công nghệ cũng như giao diện. Nhưng cũng tương tự những sản phẩm chưa được định hình rõ ràng khác, tương lai của Web 3 vẫn còn đang ẩn trong làn sương sớm.
Trò chuyện với ông Phan Đức Trung, Chủ tịch DeCom Holdings, là tổ chức uy tín chuyên đầu tư và tìm kiếm giải pháp trong DeFi và Blockchain tại Việt Nam và quốc tế, chúng tôi nhận thấy cơ hội tìm hiểu sâu hơn về Web 3, những công nghệ hậu thuẫn nó cũng như những hệ quả tất yếu sản sinh từ cái nôi Web 3.
Theo ông Phan Đức Trung, nền tảng Web 3 mới mẻ sẽ đẩy Internet lên một tầm cao mới.
Web 1 xây dựng trên các lý thuyết về giao thức truyền thông internet, là các giao thức internet mã nguồn mở từ thập niên 70 và 80, bao gồm TCP, IP, SMTP và HTTP. Web 1 đã tạo ra cách mạng trong việc cung cấp thông tin tự do, là sự dễ dàng cung cấp thông tin chứ không khó khăn như thông tin TV, Radio hay những tờ báo truyền thống.
Nhờ có Web 1 mà lượng thông tin khổng lồ và đa dạng được nhân lên gấp nhiều lần, tuy nhiên Web 1 không sản sinh mô hình kinh doanh rõ ràng. Sự tập trung thông tin của các mô hình kinh doanh khép kín và độc quyền mới tạo ra lợi nhuận, đó chính là Web 2.
Mô hình này đã tạo ra các đế chế độc quyền như Facebook, Apple, Google,... đồng thời chứng kiến khách hàng mất tiền trong khi chính quyền riêng tư của họ bị xâm phạm. Nhờ thúc đẩy các công nghệ đứng đằng sau như BigData, AI,... mà các đế chế truyền thông Web 2 đã tạo được các công ty công nghệ hàng nghìn tỷ dollar, với lượng người dùng vượt qua những quốc gia đông dân lớn nhất trên thế giới. Tại đây những mô hình mã nguồn mở khẳng định sự tôn trọng quyền riêng tư hay lợi ích của người dùng lại không có mô hình kinh tế hiệu quả.
Ngoài ra đó được các nhà yêu công nghệ đặc biệt là ứng dụng blockchain hoá các điểm yếu của kinh tế truyền thống tạo ra. Đó là một sân chơi gọi là Web 3. Web 3 cho phép cá nhân hoá, tư hữu hoá tuyệt đối các danh tính, sở hữu tác giả, sự cộng tác tạo nên một môi trường đa dạng hơn nữa trong thông tin. Nó đặc biệt đề cao tính minh bạch và duy nhất.
Theo tôi, Web 3 sẽ bùng nổ hơn nữa khi có sự tham gia đa kết nối với IoT. Công nghệ chip phát triển nhanh như vậy mà định luật Moore vẫn còn có giá trị cơ mà. Cùng với thế giới Metaverse, tôi tin là trong vòng chậm nhất 3 năm nữa chúng ta sẽ nhìn thấy Web 3 hiện hữu như Facebook hiện tại.
Tôi nghĩ sẽ có 3 mốc cho Web 3 phải vượt qua. Nhưng chúng là sự hội tụ của 3 vấn đề hay trở thành những bài toán riêng rẽ thì chúng ta còn phải chờ đợi.
Họ lúc đó sẽ “à” lên và hiểu rằng: private chain là nền tảng đảm bảo sự an toàn cho chính công ty của họ, cho phép công ty đạt các tiêu chuẩn quản trị công ty một cách sắc nét hơn.
Lúc ấy, giá trị về sự minh bạch trên online được đưa lên một tầm cao mới. Vấn đề bản quyền trở nên rõ ràng, giảm thiểu áp lực lên ngành tư pháp toàn cầu. Lúc ấy các công ty sẽ chủ động tạo ra các sản phẩm ứng dụng Web 3 từ các nguồn lực truyền thống mạnh mẽ hơn, không chỉ là những phòng thí nghiệm hay nghiên cứu R&D như hiện tại.
Web 3 ra đời tạo ra các tài sản số một cách năng động với tốc độ nhanh hơn, kết hợp với các thiết bị công nghệ mới đặc biệt là IoT sẽ tạo các kết nối liên tục và vấn đề lúc đó chỉ là bảo mật. Nhưng công nghệ là do con người làm ra. Do vậy nó cũng sẽ có những sai sót và cần được một quy tắc kiểm soát. Bước ngoặt của web 3 sẽ là khi có các luật lệ về tài sản số được thúc đẩy nhằm hạn chế những vấn đề mà công nghệ bảo mật chưa theo kịp.
Blockchain không phải là công nghệ mới. Nguyên mẫu đầu tiên của blockchain có từ đầu những năm 1990, khi nhà khoa học máy tính Stuart Haber và nhà vật lý W. Scott Stornetta áp dụng các kỹ thuật mật mã trong một chuỗi khối. Nhưng tới năm 2009, blockchain mới có ứng dụng trong Bitcoin bởi Satoshi Nakamoto. Một công nghệ đã được hơn 20 năm khai thác, từ lý thuyết tới ứng dụng, sẽ là nền tảng tạo nên nền kinh tế tiền mã hoá hay tiền đề cho Web 3 ngày hôm nay.
Web3 sẽ tồn tại song song với metaverse hay là một nhánh hoàn toàn khác của tương lai Internet?
Metaverse dễ đi vào đời sống hơn vì nó đã dựa hơi cú nổ khởi nguồn từ Meta, tiền thân là Facebook, vốn là một công ty quá thành công trong Web 2. Trong khi đó Web 3 là cái gì đó mù mờ khó hiểu, tựa như một sản phẩm ý tưởng thử nghiệm chưa rõ ứng dụng kinh tế. Hay nói khác đi là trong Web 3, sẽ có Metaverse là những thuật ngữ thân thiện dễ hiểu hơn.
Từ Web 3, sẽ có những sản phẩm tiếp theo tựa như con đường phát triển của nền kinh tế tiền mã hóa.
Vì nó tấn công thẳng vào những khái niệm tài chính truyền thống, nền kinh tế phi tập trung sẽ nhanh chóng gặp lực cản pháp lý. Web 3 cũng vậy, nó đang nhận lực cản từ các đế chế truyền thống. Họ rất mạnh về tài chính và sở hữu cộng đồng khách hàng không sử dụng, không quen với tiền mã hóa.
Tóm lại cả Metaverse và Web 3 đều là các thuật ngữ mới mẻ của miền Tây hoang dã. Chúng cần tồn tại song song, nhưng đồng thời lồng vào nhau để tiếp tục phát triển, đẩy internet lên một tầm cao mới.