Triệu Vân qua đời, Gia Cát Lượng chỉ khóc thương, vì sao con trai Trương Phi là Trương Bào chết, ông lại đau đớn đến mức nôn cả ra máu?

Khánh An |

Lý do giải thích cho thái độ khác biệt của Gia Cát Lượng trước cái chết của 2 vị đại tướng nhà Thục Hán là gì?

Vào thời Tam quốc, mãnh tướng mọc lên như nấm, dưới trướng Lưu Bị có 5 vị hổ tướng, tên tuổi đều lẫy lừng và Triệu Vân là một trong số đó.

Triệu Vân có thể coi là tướng quân trăm trận trăm thắng. Nhờ võ nghệ cao cường, thêm vào đó là lòng trung thành với Lưu Bị, Triệu Vân từng không màng đến bản thân, vào sinh ra tử cứu vợ con Lưu Bị.

Không những đánh trận xuất sắc, mà tài năng quản trị của ông cũng được Lưu Bị đánh giá rất cao. Triệu Vân một đời cúc cung tận tụy vì Lưu Bị, vì thế khi ông qua đời, đến cả Gia Cát Lượng, vị quân sư quan trọng hàng đầu của Lưu Bị cũng phải khóc thương vì Thục quốc mất đi một vị hiền thần, bản thân mất đi một trợ thủ đắc lực.

Mặc dù Gia Cát Lượng vô cùng đau khổ bởi cái chết của Triệu Vân, nhưng bên ngoài vẫn khá là bình tĩnh. Thế nhưng có một vị võ tướng, khi mất đi, Gia Cát Lượng không thể kiềm chế, nức nở đến nôn ra máu. Vị võ tướng này chính là Trương Bào.

Vì sao Gia Cát Lượng lại có thái độ khác biệt xung quanh cái chết của 2 võ tướng?

Triệu Vân và Gia Cát Lượng từng là đồng đội, cùng dốc sức lập nhiều chiến công hiển hách, vào nam ra bắc chinh chiến nhiều năm. Còn Trương Bào chỉ là hậu bối trẻ tuổi.

Xét về thời gian quen biết với Gia Cát Lượng, Trương Bào chắc chắn không thể nhiều bằng Triệu Vân; xét về năng lực Trương Bào cũng không thể mạnh bằng; còn về địa vị, Triệu Vân là 1 trong ngũ hổ tướng, trong khi Trương Bào chỉ là con trai của Trương Phi.

Triệu Vân qua đời, Gia Cát Lượng chỉ khóc thương, vì sao con trai Trương Phi là Trương Bào chết, ông lại đau đớn đến mức nôn cả ra máu? - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Trương Bào trên phim

Nhưng trong mắt với người lớn tuổi như Gia Cát Lượng, một lòng muốn báo đáp nước Thục, muốn phá vỡ hiện trạng trước mắt, lập chiến công cuối cùng cho đất nước thì Triệu Vân khi đó đã lớn tuổi, Trương Bào sức khỏe tráng kiện, lại ở trong thời kỳ đỉnh cao phong độ.

Xét về sức chiến đấu mà nói, Trương Bào là một vũ khí sắc bén của Gia Cát Lượng, cái chết của ông là sự đả kích lớn đối với vị quân sư số một của Thục Hán.

Thế nên đối với Gia Cát Lượng của năm đó mà nói, cái chết của hai mãnh tướng đều ảnh hưởng rất lớn, nhưng so sánh tình hình lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng càng mong hơn người gặp chuyện không phải là Trương Bào.

Sau khi ngũ hổ tướng qua đời, Trương Bào và Quan Hưng trở thành trụ cột của đất nước, đảm nhiệm những vị trí không thể thiếu khi giao chiến của Gia Cát Lượng.

Thực tế, Trương Bào không phải hy sinh do Trương Cáp đâm từ trên ngựa mà do ngựa mất đà, rơi xuống núi bị thương không được chữa trị kịp thời. Trong trận chiến, Trương Cáp vốn không thắng nổi Trương Bào, thua chạy. Trương Bào truy sát phía sau, ngựa mất đà ngã xuống núi.

Thực tế, võ nghệ Trương Bào và Quan Bình không kém hơn ngũ hổ tướng, đặc biệt là Trương Bào còn được kế thừa tinh hoa của cha, sau đó lại được Quan Vũ kèm cặp. Lúc sinh thời, Quan Vũ từng nói, Trương Bào "hơn cha, là nhà có phúc".

Triệu Vân qua đời, Gia Cát Lượng chỉ khóc thương, vì sao con trai Trương Phi là Trương Bào chết, ông lại đau đớn đến mức nôn cả ra máu? - Ảnh 4.

Khi đó, Thục quốc sớm đã đi qua thời kỳ huy hoàng, tình hình trong và ngoài nước đều bất ổn. Chính vì thế Gia Cát Lượng sớm đã phải dốc công suy tính, nhưng vị đại tướng quân vốn được trọng dụng lại đột ngột ra đi như vậy, khiến ông đau lòng tới nôn ra máu, ngất lịm, bùi ngùi vì không còn nhiều nhân tài để lựa chọn. Việc Gia Cát Lượng nôn ra máu cũng ngầm ám hiệu Thục Quốc đã bắt đầu sức cùng lực kiệt.

Triệu Vân và Trương Bào đều là đại tướng của nước Thục, nhưng không cùng thời. Hai người họ đều dốc lòng sốc sức cho nước Thục, tuy rằng Gia Cát Lượng có phản ứng khác nhau đối với cái chết của họ, phần lớn do thời điểm qua đời của họ khác nhau.

Nếu như ở thời đại của Triệu Vân, nhân tài nước Thục lớp lớp mọc lên, Gia Cát Lượng tuy rằng có đau khổ nhưng cái chết của một vị tướng lĩnh không quá ảnh hưởng tới đại cục, hơn nữa bản thân ông cũng dẫn dắt đoàn quân, không thể ảnh hưởng tới lòng quân.

Còn Trương Bào lại khác, Thục quốc không còn đại tướng, Gia Cát Lượng vì lo lắng, lại thêm sức lực càng lúc càng hao kiệt mà thổ huyết. Gia Cát Lượng rơi nước mắt sau cái chết của Triệu Vân, đại tướng trong nhóm Ngũ hổ tướng, nhưng thổ huyết khi Trương Bào mất, nguyên do là như thế.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại