Mở màn sự kiện, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un - mặc vest xám -tiến vào lễ đài và duyệt đội danh dự. Ảnh: KCNA
Sau đó, 21 khẩu đại bác đồng loạt khai hỏa giữa lúc dàn quân nhạc trình diễn nhạc phẩm "Đất nước hoàng kim". Ảnh: KCNA
Lễ chào cờ long trọng tại quảng trường Kim Nhật Thành. Ảnh: KCNA
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên "sẽ tiếp tục tăng cường khả năng răn đe, phát triển các phương tiện tự vệ chính đáng để ngăn chặn và kiểm soát tất cả các âm mưu nguy hiểm, cũng như hành động đe dọa của các thế lực thù địch, bao gồm cả mối đe dọa hạt nhân vẫn đang tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn”. Ảnh: KCNA
Ông Kim nhấn mạnh rằng việc Triều Tiên tăng cường khả năng răn đe chiến tranh “hoàn toàn là vì mục đích phòng vệ”, và sẽ “không bao giờ lạm dụng khả năng này để tấn công phủ đầu”. Ảnh: KCNA
Chủ tịch Kim không đề cập đến Mỹ trong bài phát biểu, nhưng bất ngờ gửi thông điệp hòa giải đến Hàn Quốc. Ông chúc Hàn Quốc nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19, và bày tỏ hy vọng sẽ sớm đến ngày hai miền Triều Tiên “cùng nắm tay”. Ảnh: KCNA
Trong bài phát biểu, ông Kim nhiều lần nghẹn ngào khi liên tục xin lỗi người dân của mình vì họ đã phải chịu đựng nhiều thách thức, bao gồm cả những trận bão lụt kinh hoàng và tác động từ chiến dịch chống đại dịch COVID-19. Ảnh: KCNA
Đây là cuộc duyệt binh đầu tiên mà Triều Tiên tổ chức kể từ năm 2018. Ảnh: KCNA
Đáng chú ý, sự kiện lần này diễn ra lúc nửa đêm rạng sáng, được cho là nhằm khiến giới quan sát nước ngoài khó khai thác thông tin chi tiết về các khí tài quân sự của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Đội kị binh danh dự tiến vào lễ đài, dẫn đầu khối diễu binh. Ảnh: KCNA
Các lực lượng quân đội diễu binh dưới sự chỉ huy của ông Pak Jong Chon, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân sân Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Cũng tại sự kiện, Triều Tiên đã phô diễn hàng loạt khí tài quân sự hiện đại bao gồm xe tăng chiến đấu, xe bọc thép, bệ phóng rocket đa nòng siêu lớn từng được thử nghiệm nhiều lần từ năm 2019... Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới của Triều Tiên, được gọi là Pukguksong-4. Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Một ICBM đời trước của Triều Tiên.
ICBM Hwasong-15 xuất hiện trên bệ phóng di động (TEL) 18 bánh. Ảnh: KCNA
Trong khi đó, ICBM mới - có thể là Hwasong-15 nâng cấp hoặc Hwasong-16 - được chở bằng TEL 22 bánh, tức dài hơn Hwasong-15. Ảnh: KCNA
Theo các chuyên gia, ICBM dài hơn được cho là có khả năng bay xa hơn. ICBM ra mắt trước đó - Hwasong-15 - có tầm bắn tới 12.800km, và có thể tấn công bất cứ khu vực nào thuộc lãnh thổ Mỹ. Ảnh: KCNA
Ngoài Hwasong-15, Triều Tiên còn có 2 ICBM khác là Hwasong-13 (có thể bay xa tới 5.500km) và Hwasong-14 (tầm bắn ước tính là 10.058km, cũng có khả năng đe dọa phần lớn lãnh thổ Mỹ). Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Ngoài tấm bắn, các chuyên gia cũng đang tìm hiểu xem ICBM mới của Triều Tiên có thể mang theo bao nhiêu đầu đạn, vì nước này đang nỗ lực phát triển tên lửa để khó bị đánh chặn hơn.
Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, ICBM mới dường như không mang theo nhiều đầu đạn vì phần mũi tên lửa khá nhọn. Để chứa nhiều đầu đạn, mũi tên lửa cần phải tù hơn. Ảnh: KCNA