Bất chấp những thành công đáng kể về tổng thể trong việc hiện đại hóa KPA trong 15 năm qua, Lực lượng Không quân Triều Tiên cho đến nay vẫn là lực lượng kém tiên tiến nhất trong các binh chủng của họ và thua kém hoàn toàn so với các đối thủ tiềm năng như Mỹ.
Không quân KPA triển khai bốn lớp máy bay chiến đấu chính bao gồm nền tảng trung bình MiG-29 thế hệ thứ tư, MiG-23 và MiG-21BiS thế hệ thứ ba và một số biến thể MiG-21 thế hệ thứ hai cũ hơn nhiều.
Trong số này, chỉ có MiG-29 có khả năng hiện đại, và trong khi các máy bay chiến đấu này được cải tiến và trang bị tên lửa R-27ER mới với tầm bắn ấn tượng 130km, chỉ có khoảng 60 chiếc được cho là đang hoạt động.
MiG-29 đã được Triều Tiên sản xuất theo giấy phép trong một số năm, với dây chuyền sản xuất được mua từ Nga vào đầu những năm 1990, mặc dù các máy bay phản lực này được sản xuất với tốc độ chỉ 5 chiếc cứ mỗi hai năm.
Trong khi MiG-29 có ít đối thủ trên thế giới về khả năng cơ động, nó có khả năng không đối đất không đáng kể và ngay cả trong không chiến tầm xa cũng bị các loại máy bay chiến đấu mới hơn và nặng hơn như F-15K của Hàn Quốc và F-22 Raptor của Mỹ vượt qua.
Theo Military Watch, đang tìm cách hiện đại hóa không quân, Triều Tiên được cho là đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 'thế hệ 4 ++' từ Nga từ giữa những năm 2010 - mặc dù những báo cáo này đến từ tình báo Hàn Quốc và chưa được xác minh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Triều Tiên đã thể hiện sự quan tâm đến việc hiện đại hóa lực lượng không quân vào giữa năm 2020, và trong khi nước này sản xuất một loạt vũ khí phóng từ dưới nước, các lựa chọn cho chương trình hiện đại hóa tham vọng hơn sẽ vẫn còn hạn chế trừ khi một số thương vụ mua máy bay chiến đấu nước ngoài được thực hiện.
Su-35 hiện là loại máy bay có khả năng chiến đấu không đối không cao nhất của Nga, được đưa vào trang bị vào năm 2014 và được thiết kế để đối đầu với các loại máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ như F-22 và F-35.
Mặc dù máy bay có chi phí vận hành cao chủ yếu do kích thước của nó, nhưng chi phí mua tương đối phải chăng với một đơn vị 12-14 máy bay chiến đấu trị giá khoảng 1 tỷ USD. Điều này có nghĩa là ngay cả ở mức chi tiêu quốc phòng hiện tại, Triều Tiên rất có thể đủ khả năng mua ít nhất một đơn vị.
Với việc nền kinh tế Triều Tiên đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, dự kiến sẽ chỉ tăng tốc hơn nữa trong thập kỷ tới, có khả năng tài chính của đất nước sẽ chỉ ở vị trí tốt hơn để mua Su-35 vào cuối năm 2020 hoặc muộn hơn.
Tuy nhiên, hiện có một số trở ngại đối với việc Quân đội Nhân dân Triều Tiên mua được Su-35, đáng chú ý nhất là lệnh cấm vận vũ khí do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt đối với nước này từ năm 2006, ngăn cản việc mua vũ khí hiện đại.
Mặc dù Nga rất có thể sẽ sẵn sàng cung cấp cho nước này các công nghệ vũ khí, các bộ phận máy bay và thậm chí cả vũ khí phóng từ trên không và các thành phần sản xuất MiG-29, nhưng không chắc rằng họ sẽ sẵn sàng tiến hành một vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí bằng cách cung cấp một loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.
Mặc dù vậy, khả năng lệnh cấm vận có thể được dỡ bỏ hoặc quyền lực của Hội đồng Bảo an bị xói mòn do căng thẳng ngày càng trầm trọng giữa các thành viên phương Tây thường trực (Mỹ, Pháp, Anh) và không phải phương Tây (Nga, Trung Quốc), có nghĩa là cơ hội có thể xuất hiện trong những năm tới để KPA có được máy bay chiến đấu mới.
Tuy nhiên, ngay cả khi cơ hội này xuất hiện, cũng có khả năng thương vụ bị phản đối đáng kể từ chính KPA khi chi ra hàng tỷ đô la. Nhiều người sẽ lập luận với lý do chính đáng rằng sẽ hiệu quả hơn và tốt hơn cho kinh tế Triều Tien khi đầu tư kinh phí vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong nước để phát triển hơn nữa các hệ thống bản địa như tên lửa đất đối không và tên lửa đạn đạo.