Một loại của polyp đại trực tràng được gọi là adenoma (u tuyến), được biết là một triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Trong một số trường hợp, polyp đại trực tràng có thể phát triển thành ung thư đại trực tràng qua thời gian, nhưng đa số polyp đại trực tràng không thay đổi kích cỡ, lành tính và không gây nguy hiểm.
Nó phổ biến như thế nào để một polyp xuất hiện trong trực tràng? Polyp thường xuất hiện ở người trưởng thành từ độ tuổi 60 trở lên, chiếm tỉ lệ lên đến 25 – 30 phần trăm cơ hội có polyp. Tuy nhiên, tỉ lệ nó xuất hiện với những người trẻ hơn là rất thấp, với những người ở độ tuổi 20 đến 30.
Bác sĩ khuyến khích những người từ 50 tuổi trở lên nên đi khám thường xuyên để sàng lọc ung thư đại trực tràng, nếu có thể phát hiện polyp đại trực tràng sớm nhất, sẽ hạn chế các cơ hội cho biến chứng sau này.
Thay đổi cách sinh hoạt cũng có thể giảm nguy cơ phát triển polyp đại trực tràng và ung thu đại trực tràng, hoặc giúp đỡ cho hồi phục. Bao gồm chế độ ăn anti-inflammatory (chống viêm), không hút thuốc, tập thể thao, cung cấp đủ can-xi và vitamin D, và duy chì chỉ số khối cơ thể cân bằng.
Polyp đại trực tràng là gì?
Polyp đại tràng (hay polyp đại trực tràng) là một mô thừa hay một khối tế bào nhỏ, xuất hiện trên bề mặt đại tràng. Polyp có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong đại tràng, như ruột già, những cơ quan có chất thải rắn đi qua trước khi được thải ra ngoài cơ thể.
Thường được hình thành bên trái của đại tràng và/ hoặc bên trong của trực tràng. Trực tràng – nơi phân được tích trữ trước khi được bài tiết – nằm giữa phần cuối của ruột già và hậu môn.
Các loại polyp đại tràng
Polyp đại tràng có hai loại chính là non-neoplastic polyps (polyp không tân sinh) and neoplastic polyps (polyp tân sinh), bao gồm adenoma (u tuyến)/ tubular adenoma.
- Polyp đại tràng không tân sinh thường không bị ung thư hóa, bao gồm polyp tang sản (hyperplastic polyps), polyp viêm (inflammatory polyps), và hamartomatous polyps.
- Polyp tân sinh có tỉ lệ bị ung thư hóa cao hơn, bao gồm u tuyến và serrated types.
- Polyp tân sinh thường lớn hơn. Xác định được kích thước của polyp là một phần quan trọng của chản đoán do polyp càng lớn càng có nguy cơ biến chứng thành ung thư cao hơn.
U tuyến (một loại của polyp tân sinh) là một khối u mô tuyến (tumor of glandular tissue). Theo American Cancer Society: "U tuyến là một loại polyp được tạo bởi các mô giống với các mô đại tràng bình thường, mặc dù chúng khác nhau ở nhiều điểm chỉ khi được nhìn bằng kính hiển vi." Được ước tính rằng khoảng hai phần ba polyp đại tràng là loại tiền ung thư được gọi là u tuyến, nhưng chỉ năm phần trăm u tuyến tiến triển thành ung thư.
Polyp u tuyến không phải là một dàng của ung thư, nhưng chúng được coi là tiền ung thư, nghĩa là chúng có thể trở thành ung thư. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân mắc polyp u tuyến sẽ không bị phát triển thành ung thư đại tràng.
U tuyến có nhiều trình tự phát triển khác nhau, bao gồm: tubular và villous, hoặc cả hai, được gọi là tubulovillous adenomas. Đa số tubular adenomas thường rất nhỏ, nhỏ hơn 1.5 inch. Trong khi đó các u tuyến lớn hơn có villous trình tự phát triển thường có các tế bào ung thư phát triển theo.
Khi nhìn dưới kính hiển vi, polyp có triệu chứng bất thường nhẹ được coi là low-grade dysplasia (dị sản cấp độ thấp) (nhẹ hoặc trung bình). Trong khi đó polyp bất thường hơn và có hình dạng giống tế bào ung thư hơn được gọi là high-grade dysplasia (dị sản cấp độ cao) (nghiêm trọng).
Các triệu chứng của polyp đại tràng
Không phải ai mắc polyp đại tràng cũng phát hiện bản thân mình có polyp trong đại tràng, trên thực tế, đa phần polyp đại tràng không có bất kì triệu chứng đáng chú ý nào.
Khi polyp đại tràng được phát hiện, các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Chảy máu đại tràng có thể gây ra bởi các tác nhân khác ngoài polyp, bao gồm bệnh trĩ (hemorrhoids), hoặc các lỗ nhỏ li ti trong các mô ở hậu môn. Bạn có thể nhận thấy máu trên đồ lót hay trên giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh nặng.
- Máu trong phân hoặc các thay đổi của màu sắc trong phân, ví dụ như các vệt đỏ sẫm hay phân màu đen.
- Đau dạ dày, đau vùng bụng và đau gần ruột. Các polyp đại tràng lớn thường gây đau đớn hơn vì chúng có thể gây tắc nghẽn ruột.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Phát triển thành thiếu máu do thiếu sắt và chảy máu kéo dài (prolonged bleeding). Chảy máu từ polyp có thể làm giảm lượng sắt trong co thể, làm trở ngại cho qua trình sản xuất tế bào hồng cầu và lưu thông oxy trong cơ thể, dẫn đên các triệu chứng như mệt mỏi, nhịp thở yếu và ngắn.
Polyp đại tràng: nguyên nhân và các yếu tố rủi ro
Polyp đại tràng phát triển khi các tế bào phát triển và phân chia một cách bất thường bên trong đại tràng hoặc trực tràng, polyp đại tràng có thể trở nên đủ lớn để gây tắc nghẽn ruột. Điều này có thể xảy ra do sự viêm nhiễm của ruột già, hoặc do sự đột biến ở một số gen nhất định khiến các tế bào tiếp tục phân chia khi chúng thường không hoạt động.
Các nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân và các yếu tố rủi ro có thể gia tăng tỉ lệ phát triển polyp đại tràng bao gồm:
- Trên 50 tuổi.
- Giới tính nam. Các nghiên cứu cho thấy đàn ông thường xuyên mắc phải đại tràng co thắt (colonic neoplasms) và gấp đôi khả năng gây tổn thương so với phụ nữ. Polyp tân sinh nâng cao a tác động đến hoảng 2.9 phần trăm phụ nữ ở độ tuổi 50 so mới 4,7 phần trăm đàn ông ở cùng độ tuổi.
- Di truyến gia đình mắc phải polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng.
- Mắc phải hội chứng rò rỉ ruột (còn được gọi là tính thấm ruột) hoặc các vấn đề về viêm nhiễm đường tiêu hóa hoặc bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
- Hội chứng chuyến hóa và mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cá nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng mắc ung thư đại tràng tăng gấp ba lần so với những người không mắc căn bệnh này.
- Béo phì và thừa cân. Các nghiên cứu tiến hành ở Đức, Nhật Bản, và Hoa Kỳ đã cho thấy tỉ lệ mắc ung thư đại trức tràng (colorectal neoplasms) tăng từ hai đến ba lần đối với người thừa cân.
- Mắc bệnh viêm mãn tính, bao gồm lượng đường glucose và lipid lưu thông cao tạo nên môi trường bị oxy hóa.
- Có nồng độ IGF-I trong huyết thanh cao hơn so với mọi người nói chung (insulin như yếu tố tang trưởng)
- Hút thuốc lá.
- Sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn.
- Ít vận động, tập thể thao.
- Mắc rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến ruột và có thể hình thành polyp đại tràng, bao gồm: hội chứng Lynch (còn gọi là ung thư đại trực tràng không do di truyền), Đa polyp gia đình (FAP), hội chứng Gardner, MYH-Associated Polyposis (MAP), hội chứng Peutz-Jeghers hoặc hội chứng Serrated Polyposis.
- Người Mỹ gốc Phi (những người này cũng có rủi ro phát triển ung thư đại tràng cao hơn)
- Thiếu canxi và/hoặc thiếu vitamin D.