Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ về giáo dục triều Nguyễn

Anh Thư |

Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu đặc sắc về Giáo dục dưới triều Nguyễn (1802 – 1945), được lựa chọn từ khối Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới của Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Trước thềm Khai giảng năm học mới 2021 – 2022, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã phối hợp tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Giáo dục triều Nguyễn – vang vọng còn lại”. Triển lãm bắt đầu diễn ra từ hôm nay, ngày 3/9/2021.

Theo ban tổ chức, "nền giáo dục kiểu cũ, trong đó có Giáo dục dưới triều Nguyễn (1802 – 1945) đã lùi xa nhưng tính công bằng nghiêm minh trong khoa cử, cách rèn luyện tinh thần học tập, cách tu dưỡng đạo đức nhân cách, hun đúc khí tiết cho con người,... của người xưa vẫn là những giá trị có sức sống bền vững, lâu dài trong thời đại ngày nay". 

Chính vì vậy, Trung tâm Lưu Trữ quốc gia tổ chức triển lãm như một cách 'Ôn cố tri tân’ – thế hệ hôm nay hoàn toàn có thể gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh hoa của nền giáo dục xưa để vận dụng linh hoạt vào nền giáo dục đương đại”, ban tổ chức cho biết.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 100 tài liệu đặc sắc về Giáo dục dưới triều Nguyễn (1802 – 1945), được lựa chọn từ khối Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới, cùng một số hình ảnh minh họa. Triển lãm gồm 5 chủ đề: Khai giảng, Trường học, Người thầy, Học tập - thi cử, Khuyến học - khuyến tài.

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ về giáo dục triều Nguyễn - Ảnh 2.

Ngày 29 tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), các quan Nguyễn Xuân Thục, Nguyễn Đăng Tuân, Phan Huy Thực phụng Thượng dụ: Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, thương các giám sinh phần lớn quê nhà xa xôi, học hành vất vả, lấy gì chống rét, truyền gia ơn phàm các giám sinh tọa Giám mới và cũ (học trò ở Quốc Tử Giám, cả mới và cũ), mỗi người thưởng 10 quan tiền để mua chăn đệm.

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ về giáo dục triều Nguyễn - Ảnh 3.

Đình thần tuân lời Dụ bàn định rằng: “Quốc Tử Giám hàng năm đầu xuân, sau ngày khai ấn 1 ngày thì khai giảng. Cuối năm, sau ngày xếp ấn 1 ngày thì bế giảng. Ngày khai giảng làm lễ xong, các quan nhà Giám (các quan trong Quốc Tử Giám) đều đầy đủ áo mũ đến giảng đường, ngồi ngay ngắn ở gian giữa, các giám sinh đều đầy đủ khăn áo ra sân cùng lạy, xong thì lên trường nghe giảng”. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ về giáo dục triều Nguyễn - Ảnh 4.
Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ về giáo dục triều Nguyễn - Ảnh 5.

Kỳ thi Hương năm Đinh Dậu (ngày 27/12/1897) ở Nam Định. Ảnh: Salles / Flickr

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ về giáo dục triều Nguyễn - Ảnh 6.

Kỳ thi Hương năm Đinh Dậu ở Nam Định, ở giữa bức ảnh là Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ảnh: Salles / Wikipedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại