Năm 2006, hai giáo sư Todd Rogers và Max Bazerman của Đại học Harvard bắt đầu nghiên cứu về nguyên nhân khiến con người hay trì hoãn. Tại sao chúng ta lại né tránh thực hiện những việc mà ta biết là nên làm, ngay cả khi những việc đó rõ ràng có lợi cho ta?
Để trả lời cho câu hỏi nói trên, hai giáo sư đã tiến hành một cuộc nghiên cứu mà trong đó, những người tham gia được hỏi: Liệu bạn có đồng ý đăng ký một chương trình tiết kiệm mà 2% tiền lương hàng tháng sẽ tự động được chuyển vào tài khoản tiết kiệm hay không?
Hầu hết những người tham gia đều đồng ý rằng tiết kiệm tiền là một ý hay. Tuy nhiên hành vi của họ lại cho thấy điều ngược lại:
- Khi được yêu cầu đăng ký chương trình tiết kiệm sớm nhất có thể, chỉ có 30% số người được hỏi cho biết họ đồng ý tham gia.
- Khi được yêu cầu đăng ký chương trình tiết kiệm vào một thời điểm trong tương lai xa, 77% số người được hỏi cho biết họ sẽ đồng ý đăng ký tham gia.
Tại sao thời hạn đăng ký lại khiến câu trả lời thay đổi nhiều đến vậy? Chúng ta có xu hướng chú ý quá nhiều đến bản thân mình trong hiện tại và thiếu quan tâm đến bản thân trong tương lai. Chúng ta thích tận hưởng những lợi ích tức thời ở hiện tại nếu cái giá phải trả ở tương lai xa.
Ví dụ:
- Khi ăn một chiếc bánh donut, chúng ta nhận đươc lợi ích tức thời là vị ngọt của chiếc bánh là tết nhận được lợi ích (vị ngọt của bánh). Còn khi bạn bỏ tập thể dục, bạn sẽ không phải trả giá cho đến tận khi nhận ra mình đã nghỉ tập vài tháng.
- Hôm nay bạn tiêu tiền và nhận được lợi ích tức thời (một chiếc điện thoại mới). Bạn sẽ không phải trả giá ngay cho việc quên tiết kiệm hưu trí, mãi cho đến nhiều năm sau đó.
- Chúng ta sử dụng thoải mái các loại tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, than đá,...) và nhận được lợi ích tức. Rồi sau nhiều thập kỷ thiên nhiên bị tổn hại thì những ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu mới lộ diện.
Thế nhưng, khi cân nhắc những vấn đề này trong tương lai xa, ta sẽ thay đổi những lựa chọn của mình. Bạn thà bị thừa cân và ăn bánh thỏa thích, hay có một cơ thể khỏe mạnh và tập thể dục đều đặn? Khi suy tính về mặt lâu dài thì chúng ta thừa biết mình phải chọn điều gì.
Tuy nhiên khi phải lựa chọn vào hôm nay, ngay chính thời điểm này, chúng ta lại xem nhẹ những hệ quả dài hạn và đánh giá quá cao những lợi ích tức thời của các hành vi không hữu ích.
Các nhà kinh tế học hành vi gọi đây là "tính không đồng nhất về thời gian," bởi khi nghĩ về tương lai, chúng ta thường muốn lựa chọn những gì mang lại lợi ích lâu dài (Tuyệt, mình sẽ có nhiều tiền tiết kiệm hơn).
Tuy nhiên, khi nghĩ về ngày hôm nay, chúng ta lại đưa ra các lựa chọn đem đến những lợi ích trước mắt (Mình sẽ tiêu tiền ngay bây giờ)
Vậy thì chúng ta có thể làm gì để khắc phục vấn đề trên?
Nếu bạn muốn đánh bại sự trì hoãn và đưa ra những lựa chọn tốt hơn về lâu dài, thì bạn phải tìm cách khiến cho bản thân mình trong hiện tại hành động vì lợi ích của chính mình trong tương lai. Bạn có ba phương án:
1. Khiến những lợi ích của các hành vi lâu dài đến nhanh hơn.
Lý do mà chúng ta trì hoãn là vì tâm trí ta muốn đạt được lợi ích tức thời. Nếu bạn có thể tìm cách để lợi ích của các lựa chọn hữu ích về lâu dài xuất hiện sớm hơn, thì việc tránh khỏi sự trì hoãn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Một cách đơn giản để làm việc này là tưởng tượng về những lợi ích mà bản thân bạn sẽ tận hưởng trong tương lai.
- Hãy hình dung xem, sẽ như thế nào nếu bạn giảm được 14kg?
- Hãy suy nghĩ xem, vì sao việc tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ lại quan trọng đối với tương lai của bạn?
2. Khiến những hậu quả của sự trì hoãn nhanh chóng suất hiện hơn.
Có nhiều cách để bạn buộc mình phải trả giá sớm hơn cho sự trì hoãn. Sau đây là một số cách khiến cái giá của việc trì hoãn thêm nặng nề:
- Công khai đặt ra thời hạn cho việc cần làm.
- Đánh cược với ai đó một số tiền lớn về việc thực hiện.
- Đặt ra hình phạt về thế chất nếu bạn không thực hiện việc nên làm.
3. Loại các yếu tố khiến bạn trì hoãn ra khỏi môi trường xung quanh.
Thay đổi môi trường xung quanh là cách thức thay đổi hành vi mạnh mẽ nhất. Bình thường, có thể bạn sẽ chọn ăn một cái bánh quy thay vì ăn rau. Vậy nếu lúc đó không có bánh quy thì sao?
Nếu xung quanh bạn là những lựa chọn hữu ích hơn, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Hãy loại bỏ những yếu tố khiến bạn trì hoãn ra khỏi môi trường xung quanh, và tạo ra một không gian sống giúp bạn lựa chọn những gì tốt hơn cho bản thân.
Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với hàng trăm quyết định lớn nhỏ. Bạn có thể lựa chọn những hành vi dễ dàng, thoải mái để có thể thỏa mãn tức thời. Bạn cũng có thể lựa chọn nói "không" với cám dỗ và quyết tâm thực hiện một hành vi có lợi về lâu dài.
Những quyết định hằng ngày như thế cuối cùng sẽ tạo nên thực tế của chúng ta. Chính việc né tránh những lựa chọn không hữu ích sẽ dần vẽ nên con đường đưa chúng ta đến với thành công.