Triệu chứng của bệnh giời leo:
Bỗng dưng thấy trở mình ớn lạnh, ấm đầu, đau mỏi thân thể, rồi xuất hiện một mảng da bị sưng, Sung huyết, nóng đỏ, đau, trên đó nhiều nốt đậu mới nhú lên, có cái bóng nước trong, đục. Bệnh có thể gặp bất cứ lứa tuổi nào, ngoài 50 - 90 tuổi phần nhiều bệnh nặng hơn, có mụn vỡ nước khoét sâu xuống da thịt bằng đồng xu gây đau nhức...
Lúc đầu mảng dời leo chỉ bằng 1 - 2 đồng xu mọc kề nhau rồi lan nhanh ra mọi hướng thành một mảng lớn, nốt dời leo mọc thưa thớt rồi dày đặc kín mặt da.
Nếu dời leo mọc ra ở ngực hay bụng, nó sẽ lan nhanh qua ngực, bụng tới kinh nhâm rồi dừng ở đó, hướng kia lan nhanh ra hố nách, lưng - bả vai rồi dừng ở kinh đốc (cột sống); tạo thành một mảng bệnh lý tổn thương da rộng lớn, kéo dài từ giữa ngực qua hông tới cột sống (dân gian gọi là dời giắt khăn).
Đau, buốt, nóng, rát, châm chít như bỏng lửa là đặc trưng của bệnh dời leo, đau kéo dài từ 15 - 20 ngày rồi bớt, mảng dời leo dịu dần rồi bay hết chỉ còn lại sẹo trên da màu hồng, trắng hay vệt thâm.
Nếu ở trên mặt thì mặt bị rỗ một bên nhưng 3 tháng sau mặt hết rỗ rồi lành lặn bình thường. Cơn đau tuy bớt nhưng không khỏi hẳn mà có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc cả năm làm cho người bệnh tiều tụy, ăn ngủ không yên (nhất là người già…).
Mảng dời leo có thể phát ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, nhưng nhiều nhất vẫn là cùng ngực, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt, bụng… Dời leo hố mắt, trán, mặt, xuống tới cằm thì đau nhiều, khó trị hơn, làm rỗ mặt. Dời leo mọc nhiều về bên trái cơ thể.
“Cơ hội” gây bệnh
Bệnh dời leo thuộc loại phục tà thấp nhiệt uất kết kinh mạch gây ra. Chính khí suy tà, khí thực. Thấp nhiệt làm sung huyết mảng đỏ, có mụn nước, có thể hóa mủ gây nhiễm độc cơ thể; uất kết làm tuần hoàn khí huyết kinh mạch ở đó bị trở ngại bế tắc gây ra đau nhức.
Chính khí suy yếu làm suy giảm miễn dịch cơ thể như: người nghiện ma túy thì tổn thương dời leo rất nặng, diện tích tổn thương rất rộng và sâu.
Người nghiện thuốc lá, đái tháo đường, nghiện rượu - bia, thất tình, stress, lao động vất vả, ăn uống thiếu thốn, vệ sinh thân thể kém, mặc quần áo cũ nát và dơ, hôi, chỗ ở ẩm thấp, nước đọng… là cơ hội tốt cho phục tà ẩn nấp ở mô nguyên bùng phát thành tặc tà tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể mà gây nên bệnh dời leo, hay còn gọi là bệnh Zona thần kinh.
Bài thuốc điều trị bệnh dời leo
Tên phương thuốc: Kinh phòng ngân kiều tam hoàng giải độc thang:
Kinh giới 12g, phòng phong 12g, kim ngân hoa 20g, liên kiều 16g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, tiền hồ 8g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cát cánh 8g, bạch linh 16g, cam thảo 8g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, bạc hà 6g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, đảng sâm 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả.
Bài thuốc gồm 21 vị, tên thuốc và liều lượng rõ ràng. Ngày nay hầu hết tiệm thuốc Đông y đều có đầy đủ.
21 vị thuốc hợp thành 1 thang thuốc sắc.
Công dụng bài thuốc
Chống độc giải độc kịp thời và hữu hiệu nhất: tặc tà đang gây bệnh ZONA cấp tính và phục tà còn ẩn náu ở mô nguyên đều bị bài thuốc hóa giải và bài tiết ra khỏi cơ thể trong vòng 24 - 36 giờ.
Sau khi uống 1 bát thuốc thứ nhất độ 20 phút, bệnh nhân đi tiểu có mùi thơm tinh dầu dược thảo là thuốc đã tuần hoàn khắp cơ thể và bắt đầu lôi cuốn tặc tà trong máu bài tiết ra khỏi cơ thể bằng đường tiết niệu.
Mặt khác, sau khi uống thuốc bệnh nhân đại tiện thông khoan rất nhiều phân khắm thối là nhiệt độc ở đường tiêu hóa và gan cũng bị thuốc lôi cuốn tống khứ ra khỏi cơ thể. Đại tiện, tiểu tiện đều thông suốt giúp giải độc nhanh chóng, hiệu quả, làm bệnh nhân thấy khỏe nhiều sau đó.
Chống viêm giảm đau, xẹp mụn tức thời: ngay sau khi uống 1 - 2 thang thuốc đầu tiên, hiện tượng lan tỏa sung huyết ngưng hẳn, các mụn và mụn nước ngưng phát triển và lụi dần hẳn, để lại vảy màu vàng hoặc đen rồi biến mất. Bệnh nhân bớt hẳn đau nhức.
Phục hồi chính khí (tăng cường hệ chống miễn dịch) và dứt gốc bệnh: không có bệnh nhân nào tái phát. Không để lại biến chứng và di chứng đau kéo dài ngày tháng… Không có tác dụng phụ do thuốc gây ra, không những thế, thuốc còn có tác dụng dinh dưỡng phục hồi chính khí, nhất là hệ thống huyết cầu tố của cơ thể được tăng cường.
Cách sắc thuốc truyền thống:
Sắc thuốc truyền thống phổ thông xưa nay:
Nước nhất: cho 5 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn một chén, uống ngay cho kịp chữa bệnh…
Nước nhì: cho 4 hoặc 5 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn 8 phần, uống tiếp (khoảng cách 4 giờ).
Lưu ý: nếu là em bé, người già thì chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Nước ba: cho 3 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn nửa chén thuốc, nửa chén thuốc này không uống mà dùng để xức, thoa lên vết dời leo, thoa từ ngoài vào trong mảng dời leo làm phủ chất thuốc lên toàn bộ mảng dời leo, 20 phút sau mặt da ráo thuốc lại thoa tiếp lần nữa. Thoa 3 lần trong ngày, ngày nào cũng thoa tới khi khỏi bệnh.
Nếu có tinh dầu mù u thì xức cũng tốt, xức 2 lần ngày, xức cho tới khi lành bệnh.
Tổng thời gian điều trị bằng cách trên là 6 ngày liên tục.