Bàn tiệc thường là nơi để mọi người giao lưu, kết nối mọi người lại với nhau. Tại đây, bạn có thể gặp gỡ được rất nhiều kiểu người trong xã hội. Tại đây, một số người có thể tìm thấy cơ hội cho bản thân. Ngược lại, một số khác thì có thể làm mất lòng đối phương, chuốc lấy những điều không hay.
Trên bàn tiệc, nhiều người vì vui, thuận miệng mà có lúc thích khoe khoang. Thế nhưng khoe càng nhiều, khuyết điểm lộ ra cũng càng lúc càng lớn. Đây là một thói quen xấu, nếu càng cố ngụy trang lên mặt để tạo vinh quang cho bản thân thì chỉ càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình.
Do đó trên bàn tiệc, mọi người nên học cách kiểm soát suy nghĩ và lời nói của bản thân để tránh việc bị đánh giá thấp. Cụ thể, không nên mang 3 điều dưới đây ra để bàn tán, rước thêm điều tiếng về mình:
1. Nói xấu người khác
Nếu như cuộc gặp gỡ biến thành nơi để nói xấu, soi mói đời tư người khác thì đó là điều không nên. Mỗi chúng ta có một cuộc sống và cách sống riêng nên không thể phán xét người khác. Bạn cũng chưa chắc đã hiểu biết rõ về người ấy nên những bàn tán, phán xét đều đáng trách.
Thay vì bàn luận về cuộc đời người khác, hãy sống sao cho tốt đẹp để được người xung quanh yêu mến và trân trọng. Trong bữa tiệc, nếu như không ngăn được những kẻ chuyên nói xấu, bêu rếu người xung quanh, bạn có thể khước từ. Trường hợp này sẽ không ai có thể đánh giá bạn là người thiếu tinh tế, EQ thấp mà chỉ đơn giản là bạn ra về vì môi trường không phù hợp.
Những người EQ thấp, suy nghĩ nông cạn thường không cảm thấy hài lòng với cả nhân viên phục vụ, món ăn, đồ uống… Họ không nhận ra ở nơi đông người phép lịch sự tối thiểu là tôn trọng người khác. Dù đồ ăn, đồ uống, cách phục vụ không đúng ý họ thì đó cũng chỉ là dịp gặp gỡ, hội tụ không cần phải kén cá chọn canh.
2. Khoe khoang về tham vọng của bản thân
Mẫu người thích thể hiện cái tôi thì ở đâu họ cũng sẽ phô trương điều đó, nhất là ở chỗ đông người. Có lẽ ai cũng từng chứng kiến những bữa tiệc có người im lặng, người nói không ngơi nghỉ. Tuy nhiên, nếu như ở nơi đông người mà bạn luôn giữ thói quen nói nhiều sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Đa số chúng ta đều có những tham vọng và mục tiêu của riêng mình nhưng việc chia sẻ những điều đó cho những người khác chưa chắc đã đúng đắn. Nhiều người cho rằng nếu nói ra mục tiêu của mình với người ngoài thì sẽ có được sự góp ý và giúp đỡ, kế hoạch sẽ dễ dàng thành công hơn.
Tuy nhiên, đa số việc tiết lộ kế hoạch sẽ làm giảm khả năng thực hiện được kế hoạch đó. Người khôn ngoan sẽ giữ những tham vọng đó cho riêng mình và âm thầm thực hiện, như vậy vừa tránh được bị nhiều người dòm ngó và thậm chí ngay cả khi thất bại, cũng chẳng ai cười nhạo họ.
3. Khoe khoang về tài sản
Nhiều người khi mới có được chút tài sản thì đã bị lóa mắt bởi những ánh hào quang của xa hoa, sự giàu có. Họ sẽ không ngần ngại mà phô trương gia tài của mình để mọi người biết, xúyt xoa và ngưỡng mộ.
Tuy nhiên trên thực tế, người đẳng cấp càng thấp thì càng thích chứng tỏ mình giàu có để thỏa mãn sự hư vinh, còn những người giàu thực sự không bao giờ cố tình phô trương về sự giàu có của mình.
Người giàu thực sự dù hãnh diện với sự giàu sang của mình đến đâu thì cũng chẳng dại đem tài sản của mình nói cho người khác, nhất là ở trên bàn tiệc. Họ tự hài lòng, cũng hiểu rằng tiền không phải là thứ đáng để đem ra trưng bày cho mọi người thấy.
Họ hiểu rằng thế giới thì rộng mà lòng người thì hẹp, việc khoe khoang sẽ chẳng đem lại điều gì khác ngoài ánh mắt dòm ngó, sự ganh ghét và đố kỵ của mọi người. Một khi họ bị những người có ý đồ xấu nhắm tới, sẽ có thể gây ra những phiền phức không đáng có và khó đảm bảo được an toàn cho bản thân. Trong trường hợp được hỏi về thu nhập của mình, người thông minh sẽ biết cách trả lời khéo léo để vừa không tiết lộ con số cụ thể, vừa không làm phật ý người hỏi.
Theo Sohu