Trẻ sở hữu tính cách này từ nhỏ, tương lai dễ thành công hơn bạn bè đồng trang lứa

An Chi |

(Tổ Quốc) - Đây là 1 trong những tính cách cha mẹ nên dạy bảo trẻ từ nhỏ.

Một điều rất quan trọng nên dạy trẻ từ nhỏ đó là giúp trẻ xây dựng tính kỷ luật từ sớm. Một nghiên cứu dài gần 40 năm được thực hiện bởi 3 ĐH hàng đầu thế giới gồm ĐH King's College, Anh, ĐH DuKe, Mỹ và ĐH Dunedin, New Zealand đã cho thấy những đứa trẻ nào đã được phát triển tính kỷ luật từ nhỏ thường có sự nghiệp thành công ở độ tuổi 38.

Mỗi đứa trẻ đều hình thành tính kỷ luật rất sớm và mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời vì nó là một phần phát triển tự nhiên giúp trẻ học hỏi, gia tăng sự tập trung. Tùy vào cách giáo dục của cha mẹ trước 6 tuổi mà trẻ có trở nên buông bỏ hay kỷ luật hơn sau đó. Ví dụ, trẻ luôn được làm thay khi gặp khó khăn thì tính kỷ luật khó được phát triển trong độ tuổi này.

Đây là những điều cha mẹ nên làm để duy trì tính kỷ luật cho trẻ, theo lời khuyên từ chuyên gia Anh Nguyễn, tác giả cuốn "Làm mẹ không áp lực".

1. Cố gắng làm những công việc thành nếp nhất định

Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,... nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.

Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.

Trẻ sở hữu tính cách này từ nhỏ, tương lai dễ thành công hơn bạn bè đồng trang lứa - Ảnh 1.

2. Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ

Những biểu hiện của "cha mẹ làm thay" như: luôn ra lệnh, chỉ thị bắt trẻ làm thế này, thế kia; đáp ứng vô điều kiện với những đòi hỏi của trẻ (ngay cả khi trẻ không có nhu cầu nhưng vẫn đưa cho trẻ) hay lúc nào cũng muốn trẻ sẽ đáp ứng và làm theo ý mình (không quan tâm xem trẻ muốn gì, dù nghe trẻ nói cũng không tôn trọng ý kiến đó của trẻ)...

Việc bố mẹ làm thay, không cho trẻ quyết định điều gì khiến trẻ nghĩ con thật vô dụng, không được tham gia bất cứ chuyện gì dù nó có liên quan trực tiếp tới bản thân. Việc trẻ nêu ra ý kiến nhưng bị phản bác hoặc bị cho là vô nghĩa cũng khiến trẻ có xu hướng trở nên tự ti, dán nhãn cho bản thân là người vô dụng. Hơn nữa, người lớn nên lắng nghe ý kiến của con trẻ, một phần để hiểu con hơn, phần nữa để thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với tính cách và từng giai đoạn trưởng thành của con.

3. Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét

Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét bất kì ai đó, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại phê bình nếu làm sai. Điều này không tốt chút nào, đặc biệt con cái. Làm vậy, chúng ta chỉ khen mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê bai sẽ làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Thực ra, bản chất của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần phải hiểu về nhận xét công bằng như vậy.

Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, thì một khi chê công cụ này gọi là xem thường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại