Trẻ không bị cảm cúm nếu được làm 7 điều này thường xuyên

Hoàng Ngân |

Cha mẹ thường lo lắng mỗi khi có dịch cảm cúm dù trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể nhiễm bệnh. Vì vậy, tốt nhất nên chỉ cho con cách phòng bệnh để chống chọi với mùa cảm cúm.

Dưới đây là 7 điều bạn nên chỉ cho con mình để giữ gìn sức khỏe trong mùa cúm.

1. Rửa tay sạch

Rửa tay có vẻ là một hành động thường làm, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thói quen chăm rửa tay.

Sau một ngày ở trường, trẻ về nhà với đôi bàn tay dính thức ăn, bụi bẩn… do chúng không có ai nhắc nhở hoặc do chưa hiểu hiểu rằng giữ tay sạch chính là giúp mình không bị ốm.

Bố mẹ không thể kè kè bên cạnh con để nhắc nhớ chúng rửa tay hay giữ vệ sinh tay sạch thì nên dạy con cách làm khi không có bố mẹ bên cạnh.

Bố mẹ có thể đưa cho con gói khăn ướt để lau tay đề phòng trường học không có bồn rửa tay hoặc bồn rửa mất nước. Ngoài ra, lau sạch bàn phím máy tính, điện thoại và thậm chí nắm cửa ra vào trong nhà cũng là cách hạn chế vi trùng tấn công con.

2. Ăn uống tốt

Thức ăn không thể giúp hết ốm nhưng lại có thể tăng cường sức đề kháng. Hãy thêm vào thực đơn của gia đình những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên và miễn dịch như chanh, tỏi, rau xanh…. Cắt giảm đường vì đường chỉ làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Bố mẹ nên biết phần lớn rau quả cung cấp vitamin E và C, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp vitamin B, gia cầm cung cấp kẽm và thực phẩm có màu cam như bí đỏ cung cấp vitamin C để bổ sung vào bữa ăn giúp con ăn uống và phát triển tốt.

Trẻ không bị cảm cúm nếu được làm 7 điều này thường xuyên - Ảnh 1.

3. Ngủ đủ giấc

Khi cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng thì khả năng bị bệnh dễ hơn. Xét một cách khoa học hơn, giấc ngủ điều hòa cortisol, một loại hormone kích thích và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cho trẻ ngủ đủ 8 giờ hoặc nhiều hơn trong một đêm có thể là điều khó khăn với một số bà mẹ, nhưng đó điều cần thiết nếu con bị virus tấn công. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người thiếu ngủ thường có nguy cơ nhiễm cảm cúm gấp 3 lần những người khác.

4. Vệ sinh mũi sạch

Vệ sinh mũi không phải là việc trẻ dễ hợp tác nhưng làm sạch mũi bằng dung dịch nước muối giúp cơ thể chống chọi tốt khỏi vi khuẩn và tránh nhiễm trùng.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là dùng ống tiêm bơm nước muối loãng rồi rửa mũi cho bé.

Công thức pha muối có thể tìm thấy trên internet nhưng tốt nhất bố mẹ nên tham khảo xin lời khuyên của ​​bác sỹ nhi khoa trước khi quyết định rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch gì.

Trẻ không bị cảm cúm nếu được làm 7 điều này thường xuyên - Ảnh 2.

5. Vận động nhiều cho toát mồ hôi

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các loại bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên tập thể dục.

Việc vận động sẽ giúp trẻ rắn rỏi, tăng sức đề kháng cũng như năng động hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần cân nhắc nếu bé không được khỏe thì nên tập vừa phải.

6. Thay gối ga trải giường

Khi một đứa trẻ có dấu hiệu cảm cúm, bố mẹ nên thay ga gối trải giường. Bởi vì khi nhiễm bệnh, ban đêm trẻ thường bị ho, nước dãi, nước mũi chảy vào gối. Việc thay bộ ga gối trải giường (hoặc chỉ thay gối) sẽ làm vi khuẩn giảm khả năng tiếp xúc cơ thể bé.

Bên cạnh đó, nếu gia đình có đông con, bọn trẻ thường hay nô đùa cùng nhau. Việc thay ga gối cũng là cách giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác.

7. Tắm nước lạnh

Tắm nước nóng giúp trẻ được thư giãn, nhưng tắm nước lạnh cũng hữu ích cho việc kháng bệnh. Theo tiến sỹ Andrew Weil, một nhà nghiên cứu ở Anh, việc tắm bằng nước lạnh giúp cơ thể tăng khả năng loại bỏ được tế bào máu trắng.

Trẻ có thể tắm bằng nước ấm, nhưng tráng qua nước lạnh một chút để làm cơ thể quen với việc thay đổi nhiệt độ từ đó hệ thống miễn dịch làm việc sẽ tốt hơn khi môi trường nhiệt độ thay đổi.

*Theo Momtastic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại