Trẻ ho lâu cần nghĩ tới căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm này

Hường Vân |

Trẻ bị ho là một hiện tượng hết sức bình thường, nhưng cũng có trẻ ho mãi không khỏi, uống thuốc viêm phế quản, viêm tiểu phế quản vẫn không thuyên giảm, hãy nghĩ tới căn bệnh này.

Bác sĩ Lư Thủy Hoa, Chủ nhiệm khoa hen suyễn Trung tâm lâm sàng vệ sinh cộng đồng thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chia sẻ về căn bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Điều đáng nói ở đây là hệ miễn dịch của trẻ không được toàn diện như người lớn, nếu để trẻ ho lâu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng là nhiễm bệnh ho lao.

Trẻ có thể nhiễm bệnh ho lao ao bất cứ lúc nào

Đã rất lâu, chúng ta dường như không quan tâm mấy tới bệnh ho lao, cho rằng đó là bệnh hiếm gặp, trẻ không dễ mà mắc bệnh này. Trên thực tế, trong suốt quá trình phát triển thời thơ ấu của trẻ, đều có nguy cơ mắc bệnh lao.

Tại Trung Quốc, số ca mắc bệnh lao không ít, có báo cáo đã từng công bố tỷ lệ nhiễm bệnh lao lên tới trên 40%.

Bênh ho lao vốn có tỷ lệ lây nhiễm cao, có thể lây qua đường không khí, thức ăn v.v… Hệ miễn dịch của trẻ lại chưa hoàn thiện, nếu trẻ không được tiêm phòng thì hoàn toàn có thể mắc bệnh từ người thân và những người xung quanh bất cứ lúc nào.

Trẻ ho lâu cần nghĩ tới căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm này - Ảnh 1.

Những nguy hại nếu trẻ mắc bệnh lao

Do biểu hiện ở trẻ khác với người trưởng thành, nên những triệu chứng ở giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua, như: Tinh thần không bình thường, dễ cáu gắt, hay quấy khóc, các bậc phụ huynh thường không liên tưởng những triệu chứng này với bệnh ho lao.

Khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ của trẻ còn kém, không biết khạc đờm … những điều này ảnh hưởng rất nhiều tới việc chuẩn đoán bệnh, hoặc dễ hiểu lầm chỉ là cảm cúm bình thường hoặc là viêm phổi, viêm phế quản, vô tình chúng ta đã bỏ qua giai đoạn chữa trị bệnh ho lao hiệu quả nhất.

Tổ chức WHO đã cảnh báo: Năm 2014, trên thế giới có 1 triệu trẻ em mắc bệnh lao, cứ 100 ca thì có 1 ca tử vong.

Vì vậy, nếu thấy trẻ ho lâu không khỏi, sốt âm ỉ trên hai tuần, uống thuốc kháng sinh cũng không hiệu quả, hoặc sờ thấy hạch ở cổ, đặc biệt nếu trong nhà có người mắc bệnh lao thì càng phải chú ý đưa trẻ đi khám và chữa trị kịp thời.

Trẻ ho lâu cần nghĩ tới căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm này - Ảnh 2.

Tiêm phòng Lao không hẳn là đã loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh

Có thể nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng "Trẻ đã được tiêm phòng lao rồi chẳng nhẽ không phòng được bệnh lao sao?"

Thực ra, tiêm phòng chỉ là giảm nguy cơ mắc bệnh mà thôi, không thể ngăn chặn hoàn toàn nghi cơ nhiễm vi khuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc đã tiêm phòng không thể ngăn chặn hoàn toàn trẻ bị mắc bệnh, nhưng sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Bác sỹ Lư Thủy Hoa cho biết: Trong khoa của ông, mỗi năm có đến 500 trường hợp trẻ em mắc bệnh lao, rất nhiều trường hợp thậm chí là cả từ bệnh viện Nhi chuyển đến.

Gần đây, ông có khám cho một trẻ chưa tới 2 tuổi, đã ho và sốt liên tục trong 2 tháng, mới đầu gia đình chỉ nghĩ là viêm phổi hoặc viêm phế quản, nhưng chữa trị mãi không khỏi, sau đó mới tìm đến ông để khám.

Sau khi tiến hành kiểm tra cho bệnh nhân, kết quả đúng là do khuẩn lao hành hoành, em bé đó kỳ thực đã mắc bệnh ho lao.

Trẻ ho lâu cần nghĩ tới căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm này - Ảnh 3.

Để tránh cho trẻ không nhiễm ho lao, phòng bệnh hết sức quan trọng

Phòng tránh bệnh lao, tức là tránh cho trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn lao.

1. Tiêm phòng từ khi mới sinh

Mặc dù tiêm phòng không thể 100% ngăn chặn bệnh lao, nhưng có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ với căn bệnh này, ức chế vi khuẩn lây lan trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

2. Tăng cường sức đề kháng

Đảm bảo quy luật sinh hoạt hàng ngày của trẻ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cho trẻ hoạt động ngoài trời thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng của trẻ với bệnh lao, cho dù có bị nhiễm vi khuẩn lao thì cũng không bị phát triển thành bệnh.

3. Ngăn chặn các con đường gây bệnh

• Tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh, thường xuyên rửa tay, không những giúp phòng tránh bệnh lao mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

• Giữ nhà cửa thông thoáng, đảm bảo không khí trong lành.

• Khi đưa trẻ ra ngoài chơi cần chuẩn bị kỹ hơn, ví dụ như cho trẻ đeo khẩu trang, đặc biệt là ở nơi đông người.

*Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại