Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori có câu nói nổi tiếng "Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh". Không có bàn tay, trí thông minh của trẻ có thể phát triển đến một mức độ nhất định. Nhưng nếu có hoạt động của đôi tay, trí thông minh sẽ đạt đến một cấp độ cao hơn.
Do đó, cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không , các chuyên gia gợi ý nên nhìn vào đôi bàn tay của trẻ thông qua tín hiệu trên đó.
Sau khi chào đời, những bé thích cầm nắm đồ trên tay là biểu hiện cho thấy trí não phát triển mạnh mẽ (Ảnh minh họa).
Vì sao nhìn bàn tay bé có thể đoán biết trí thông minh?
1. Bàn tay của là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh
Ở trung tâm vận động của vỏ não trẻ sơ sinh, các tế bào thần kinh bàn tay có tỷ lệ lớn. Khi mọi người nhìn thấy em bé mới chào đời với những ngón tay rất linh hoạt, điều đó có nghĩa là em bé rất thông minh, bởi nó chứng tỏ vỏ não của bé rất phát triển.
Vì vậy, sau khi chào đời, những bé thích cầm nắm đồ trên tay là biểu hiện cho thấy trí não phát triển mạnh mẽ.
2. Cử động bàn tay giúp bé cung cấp máu
Những ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh rất khác so với người trưởng thành. Ngay cả một cử động nhẹ của ngón tay cũng có thể cung cấp nhiều máu hơn cho não.
Cung cấp đủ máu thường cho phép nhiều tế bào thần kinh phát triển ở trung tâm não của em bé, điều đó có nghĩa là em bé sẽ thông minh hơn.
Vì vậy, bố mẹ không nên đánh giá thấp bàn tay nhỏ bé của trẻ, cử động tay của em bé càng thường xuyên, càng linh hoạt chứng tỏ bé có bộ não phát triển khỏe mạnh.
Cử động tay của em bé càng thường xuyên, càng linh hoạt chứng tỏ bé có bộ não phát triển khỏe mạnh (Ảnh minh họa).
3. Bàn tay giúp bé hiểu thế giới
Khi bé vừa chào đời, bé không thể nói, thính giác và thị lực của bé vẫn chưa hoàn thiện. Đôi tay của bé trở thành cơ quan quan trọng để khám phá thế giới và liên lạc với với những người thân trong gia đình.
Các chuyên gia Nhi khoa cho biết ngay từ khi còn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể giúp bé khám phá thế giới thông qua các hành vi động, chạm, cầm nắm và cảm nhận của bàn tay. Từ đó, khả năng phối hợp tay và chân của bé sẽ được phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cũng giúp kích thích tiềm năng của em bé và khiến chúng thông minh hơn.
Muốn trẻ thông minh hơn, hãy bắt đầu từ bàn tay bé
1. Tập cho trẻ cầm nắm
Có thể tập luyện cho bé ngay từ những tuần đầu sau sinh bằng cách cho trẻ cầm nắm một số đồ vật. Ở giai đoạn sơ sinh, nếu trẻ có thể cầm nắm các đồ vật tốt, linh động, não trái của bé sẽ phát triển hơn và IQ của bé sẽ cao hơn trong tương lai.
2. Mua đồ chơi rèn luyện đôi tay
Bàn tay được coi là bộ não thứ hai của trẻ, vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ hãy cho bàn tay bé được thực hành các chức năng của mình, bằng cách mua đồ chơi giúp bé rèn luyện đôi tay như đồ chơi xếp hình, lắp ráp... Kiểu đồ chơi này không những giúp bố mẹ kiểm tra khả năng linh hoạt của đôi tay bé mà còn cho phép bàn tay phối hợp với trí não suy nghĩ và hành động.
3. Massage tay bé thường xuyên
Có rất nhiều dây thần kinh trong đôi tay nhỏ bé của trẻ và nó được kết nối với các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là bộ não, vì vậy, cha mẹ hãy xoa bóp đôi tay bé thường xuyên từ nhỏ.
Việc này không những giảm sự mệt mỏi cho trẻ mà còn rèn luyện cơ bắp, hệ thần kinh đôi bàn tay bé. Ngoài ra, massage cũng có vai trò nhất định trong việc tăng cường sức khỏe thể chất của trẻ.
4. Không ngăn cấm trẻ vẽ bậy
Đến một độ tuổi nhất định, hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ thích vẽ bậy, vẽ lên tường.
Cha mẹ không nên kìm hãm sở thích này của trẻ bởi chính việc vẽ bậy giúp trẻ phát huy hết khả năng của trí tượng tượng, đồng thời để trẻ thể hiện bức tranh trong tâm trí trẻ thông qua những ngón tay chúng.
Thực tế, đó là biểu hiện cho thấy đôi bàn tay - bộ não thứ hai của bé đang phát triển mạnh mẽ.
Một đứa trẻ thông minh hay không, ngoại trừ yếu tố bẩm sinh thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục, nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ hãy hành động sớm nhất có thể, bắt đầu từ đôi bàn tay nhỏ bé của trẻ nhé.