Bài viết này của Bác sĩ Lương Kiến Hoa đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) khuyến cáo về những lưu ý cần tránh trong thói quen tắm vào mùa đông, đặc biệt là đối với những người đang có bệnh về tim mạch, huyết áp.
Trước đây, ước muốn lớn nhất của con người là làm sao có thể ăn no căng bụng và không có yêu cầu về các điều kiện vật chất khác. Bài thơ "Tắm" của nhà thơ Bạch Cư Dị thậm chí còn viết đại ý rằng "Không tắm qua năm tháng, bụi bẩn bám đầy da" phản ánh rằng người Trung Quốc vào thời nhà Đường không tắm thường xuyên, có dễ khoảng từ 10 đến 15 ngày mới tắm một lần.
Nhưng chúng ta đang ở thời hiện đại, về cơ bản không ai có thể chấp nhận được thói quen của người xưa, bây giờ mọi người đã hình thành thói quen tắm hàng ngày.
Nhưng, vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, nhiều người đã gặp rủi ro sau khi tắm, thậm chí đã tử vong vì nhiều nguyên nhân liên quan đến việc tắm. Để ngăn ngừa và phòng tránh, chúng ta nên lưu ý những khuyến cáo về thói quen vào mùa lạnh.
Thực tế cho thấy, nhiều người thích tắm bằng nước quá nóng vì nghĩ rằng nó có thể xua tan giá lạnh, thực tế thì quan niệm này không đúng, nước quá nóng sẽ làm cho các mạch máu trên da co giãn mạnh hơn và làm tăng huyết áp, theo phản xạ, nước nóng sẽ làm nhịp tim và huyết áp tăng lên.
Khi huyết áp tăng cao trong thời gian ngắn, khi huyết áp giảm dần xuống mức trước khi tắm nước thì vẫn sẽ có một lượng lớn máu bị ứ lại ở mạch máu ngoại vi khiến lượng máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng như não và tim không đủ.
Sự thay đổi trong việc phân phối máu này có thể gây ra sự tăng và giảm huyết áp đáng kể, gây rủi ro cho bệnh nhân cao huyết áp cao tuổi hoặc những bệnh nhân khác mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Bệnh nhân cao huyết áp khi tắm cần lưu ý những điều sau:
1, Không nên tắm ngay sau bữa ăn
Dù tắm vòi hoa sen hay tắm bồn ở sau bữa ăn thì bạn sẽ dễ bị đau bụng, khó tiêu hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Chúng ta biết rằng, ai cũng gặp phải trường hợp buồn ngủ sau khi ăn, đây là hiện tượng não thiếu hụt do một lượng lớn máu chảy vào dạ dày để kích hoạt chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Bệnh nhân cao huyết áp nếu tắm vào lúc này, tắm bằng nước nóng có nhiệt độ cao, sẽ làm cho mạch máu ngoài da giãn nở, tăng lưu lượng máu ra ngoài da có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho não và tim, dễ gây tai biến tim mạch - mạch máu não.
2, Nhiệt độ nước không được quá nóng
Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm giãn nở các mạch máu trên da, nhiệt độ lý tưởng để tắm vào mùa đông là cao hơn nhiệt độ cơ thể bình thường khoảng 2 độ C, tương đương 38 - 39 độ C.
Nếu nhiệt độ quá cao, nó sẽ phá hủy lớp dầu trên bề mặt da, làm trầm trọng thêm tình trạng khô da và gây tăng huyết áp.
3, Thời gian tắm không nên quá lâu
Thời gian tắm vào mùa đông không nên quá dài, nên khống chế khoảng 15 phút, không quá 20 phút; nếu tắm quá lâu trong phòng tắm có gas, khí tự nhiên và các bình đun nước nóng thì diện tích phòng tắm sẽ tương đối nhỏ, hàm lượng oxy giảm.
Phòng tắm chật và thiếu không khí có thể gây ra các cơn đau thắt ngực và các triệu chứng như không cung cấp đủ máu lên não, chóng mặt và tức ngực.
4, Khi tắm không nên thực hiện động tác quá mạnh hoặc nhanh
Khi thay đổi tư thế cơ thể phải chuyển động một cách chậm rãi, không nên quay đầu nhanh hoặc quay đầu quá mạnh, động mạch đốt sống của người sẽ bị nén và mỏng đi do động tác quay cổ, nếu động mạch đốt sống bị bệnh thì thần kinh giao cảm cổ sẽ gây co thắt mạch não do bị kích thích.
Lúc này, lượng máu cung cấp lên não bị giảm, lưu lượng máu của mạch máu não bị chậm lại, trường hợp nhẹ có thể bị thiếu máu não tạm thời, bệnh nhân tăng huyết áp sẽ nguy hiểm hơn người bình thường.
5, Không nên tắm trong nhà tắm công cộng
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, cửa ra vào và cửa sổ trong nhà tắm công cộng thường đóng kín, nhiệt độ cao, có nhiều người đông đúc, không khí bị đục, ít ôxy trong phòng… là điều kiện không tốt để đảm bảo sức khỏe.
Bệnh nhân cao huyết áp vào nhà tắm công cộng để tắm vào mùa đông thường do không khí đậm đặc, đông người, không đủ oxy dễ làm tăng huyết áp, gây tai biến mạch máu não.
6, Không nên tắm sau khi uống rượu hoặc quá mệt mỏi
Uống rượu bia có thể gây tổn thương tế bào cơ tim, làm giãn nở tim và hình thành bệnh ở cơ tim, đồng thời rượu bia có thể cản trở quá trình phục hồi glucose trong máu, bệnh nhân tăng insulin máu khó phục hồi hàm lượng glucose trong máu hơn, có thể gây sốc, thậm chí đe dọa tính mạng.
*Theo Health/TT