Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã cử một đơn vị công binh sang Lào nhằm hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á trong công tác khắc phục bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Đơn vị công binh của Nga có quân số 36 người, đây đều là những sỹ quan, kỹ sư và binh lính được đào tạo kỹ lượng về nghiệp vụ xử lý bom mìn, vật liệu nổ, thời gian làm việc của họ ở Lào dự kiến trong 5 tháng.
Đơn vị công binh Nga sẽ làm việc ở điểm nóng về ô nhiễm bom mìn tại Lào, đó là vùng Lak Sao, nằm cách thủ đô Vientianne khoảng 400 km về phía Đông.
Mặc dù ít phải hứng chịu hậu quả chiến tranh hơn nếu so sánh với Việt Nam, nhưng cuộc chiến dai dẳng giữa Quân đội Pathet Lào với các lực lượng do phương Tây ủng hộ, cùng với số bom đạn Mỹ ném xuống chưa nổ vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn cho nhân dân.
Công binh Nga tại tỉnh Bolykhamsay để giúp Lào phá dỡ bom mìn từ thời chiến tranh, trong ảnh là bộ đồ kháng mìn thế hệ mới OVR-2-02 cung cấp khả năng bảo vệ rất tốt.
Ngoài trực tiếp làm việc, lính công binh Nga còn tham gia huấn luyện kỹ năng xử lý bom mìn, vật liệu nổ cũng như cách thức sử dụng trang thiết bị hiện đại cho các quân nhân Lào.
Một nữ quân nhân Lào (có lẽ là phiên dịch) tỏ vẻ rất vui thích khi được chụp ảnh cùng lính công binh và trang thiết bị cực kỳ hiện đại của Quân đội Nga.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa như tại Lào thì có lẽ việc phải mang mặc trang bị dày và nặng nề như trên sẽ là một trải nghiệm chẳng hề dễ chịu đối với quân nhân Nga quen làm việc tại vùng lạnh.
Trên mũ của người lính có gắn camera giúp truyền hình ảnh trực tiếp về sở chỉ huy, họ có thể nhận chỉ đạo, tham vấn khi phải phải một đối tượng khó xử lý tại chỗ.
Bộ đồ kháng mìn thế hệ mới OVR-2-02 mặc dù được đánh giá khá cao về mức độ bảo vệ, tuy nhiên tác dụng chính của nó có lẽ vẫn chỉ là phòng chống lại mảnh văng mà thôi.
Bên cạnh các đơn vị công binh thông thường, Quân đội Nga còn xây dựng các đơn vị công binh xung kích đặc biệt, lực lượng này thậm chí còn được cho là tinh nhuệ và có sức khỏe hơn cả lính đặc nhiệm.
Lính công binh xung kích Nga sẽ phải có mặt trước để dọn dẹp bom mìn, chướng ngại vật cho bộ binh cơ giới đi qua, họ vừa làm chuyên môn lại vừa phải trực tiếp đối đầu với kẻ địch.
Khối lượng trang bị cũng như mức độ tinh vi của vũ khí cấp phát cho những đơn vị công binh xung kích Nga thường lớn gấp nhiều lần so với binh lính thông thường, cho nên công tác tuyển lựa đầu vào cũng yêu cầu rất gắt gao.
Khoảng thời gian chỉ 5 tháng hoạt động tại Lào chắc chắn là chưa đủ để tạo ra bước đột phá đối với công tác thu dọn bom mìn, vật liệu nổ tại đây. Nhưng không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục có những đơn vị khác của Nga tới vào các dịp khác.
Những "quái vật thép" của lính công binh Quân đội Nga