Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: "Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp"

MINH NHÂN |

25 bạn sinh viên dưới một mái nhà chung, đã dành thời gian, tiền bạc và công sức để cứu hộ và chăm sóc chó, mèo lang thang, bị bỏ rơi. Đến với Trạm, chúng ta sẽ cảm nhận được tình thương mà các bạn luôn trân quý, đối xử với động vật như người thân trong gia đình.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 1.

Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội, được thành lập cách đây 5 năm, bởi thầy giáo và các bạn sinh viên khóa 58, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trạm lấy phương châm "We treat animals like family", tạm dịch "Chúng tôi đối xử với động vật như gia đình". 

Thời gian qua, Trạm đã cứu hộ và giúp đỡ hàng ngàn chó, mèo bị bỏ rơi, đi lạc, thương tật, giúp các bé có cuộc sống tốt hơn. Mỗi khi nhận được điện thoại của bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, bất kỳ khoảng thời gian nào, Trạm cũng sẵn sàng lên đường giải cứu chó, mèo.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 2.

Hiện tại, Trạm có 25 thành viên, chủ yếu là sinh viên từ năm 2 trở lên của Khoa Thú y. Các bạn thay nhau chăm sóc khoảng 15-20 chó mèo, trong số này 4 bé bị bệnh về da, 6 bé mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như parvo, care.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 3.

Cơ sở vật chất của Trạm khá sơ sài. Gian nhà trọ được thuê lại với giá 2 triệu đồng/tháng, cải tạo thành các phòng ngoại khoa, nội khoa và truyền nhiễm tiện chăm sóc và chữa trị. Phòng trực ban khoảng 10m2 nơi các bạn nghỉ ngơi. Trong ảnh là khu vực bếp, chuyên nấu ăn phục vụ các "boss".

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 4.

Mỗi ngày, Trạm có 3 ca làm việc, mỗi ca từ 2-3 sinh viên phụ trách. Sáng và chiều, các bạn chủ yếu chăm sóc các bé và dọn dẹp vệ sinh. 

Ca tối trực và nhận điện thoại trong trường hợp cứu trợ, hoặc quan sát các bé bị bệnh đặc biệt và nguy hiểm. Kinh phí duy trì hoạt động của Trạm chủ yếu do các bạn sinh viên đóng quỹ từng tháng. Bên cạnh đó, các mạnh thường quân hỗ trợ thêm một số khoản dùng để mua thuốc và thức ăn cho chó, mèo.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 5.

Rác được phân loại thành 3 loại: hữu cơ, vô cơ và y tế, để có hướng xử lý thích hợp.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 6.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 7.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 8.

Trước khi chăm sóc và chữa trị vết thương cho các bé, nhóm sinh viên tuân thủ việc đeo khẩu trang, găng tay, mặc áo blouse trắng và thay dép.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 9.

Mỗi lần ra vào phòng truyền nhiễm, các bạn phải tẩy trùng để đảm bảo không mang mầm bệnh sang các phòng khác.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 10.

Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của bệnh súc như nhiệt độ, niêm mạc, phân, nước tiểu,... các bé được điều trị chuyên môn tùy theo bệnh cảnh.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 11.

Chú chó giống poodle này tên Kin, mắc bệnh viêm da, ghẻ và nấm vẩy gầu. Chủ cũ nhặt được Kin, nhưng sau thời gian chữa trị không hiệu quả, đã trao Kin cho Trạm. Mỗi ngày, Kin đều được phơi nắng, uống thuốc, nên tình trạng viêm da đã đỡ, đang mọc lông trở lại.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 12.

Còn đây là Heo, giống chó Bắc Kinh lai Nhật. Heo cũng bị viêm da giống Kin, kèm thêm bệnh nấm đồng xu. Lúc đến với Trạm, Heo viêm da rất nặng. Nếu nhìn ảnh ban đầu của Heo, bạn thậm chí còn không thể nhận ra. Hiện tại, Heo đã ổn định sức khỏe, nấm chỉ còn một vài vết. Trạm chuẩn bị tìm chủ mới cho chú chó.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 13.

Cậu bạn trông có vẻ hơi khó gần này là Lụt, bị viêm da nặng. Các bạn sinh viên gặp khó khăn khi tiếp cận với Lụt, kể cả người chủ cũng không thể lại gần nó. Trạm đã cố gắng tiêm thuốc mê rồi đưa Lụt về nhà chung. Thời gian đầu, không ai có thể chơi với Lụt. Nhiều ngày sau, cậu mới chịu... mở lòng, dần quen với Trạm, nhưng cũng chỉ một vài người thân lắm, mới đến gần và cho Lụt ăn uống, cũng như chữa trị.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 14.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 15.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 16.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 17.

Những lúc rơi vào quá tải, thiếu nhân sự và vật chất, Trạm sẽ dừng tiếp nhận chó, mèo. Khó khăn trong công việc phải kể đến những lần cứu hộ dưới trời mưa to, đi xa tận 30-40km để cứu một bạn chó. Hôm đấy về, ai cũng ướt, chỉ mỗi chó không ướt. 

Hay những lần các bé không hợp tác khi uống thuốc, môi trường sống hơi ẩm thấp dù đã được nâng cấp. Trong 10 ca, thì 7-8 ca cứu hộ, chó mèo trong tâm lý hoảng sợ đã phản kháng, gây thương tích cho các bạn sinh viên. Có bạn bị cắn sâu, chảy máu nhiều.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 18.

Sau khi chó, mèo đủ điều kiện sức khỏe, Trạm sẽ đăng tin tìm chủ mới cho các bé. Những ai có nhu cầu nhận nuôi sẽ được phỏng vấn. Nếu họ đủ tình yêu, trách nhiệm và điều kiện chăm sóc chó mèo, Trạm sẽ đồng ý cho nhận nuôi và hàng tháng sẽ kiểm tra tình hình của những bạn được cho đi.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 19.

Hoàng Thu Trang, 20 tuổi, K63 khoa Thú y, Học viện nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, bỏ lại đằng sau những bỡ ngỡ ngày đầu, sau hơn 1 năm vào Trạm, cô bạn đã quen với "cuộc sống" tại đây, ngày nào cũng như vậy, chăm sóc và chơi với lũ chó, mèo. "Mình học được kinh nghiệm, trao đổi đam mê và tình yêu nghề. Hy vọng trong tương lai Trạm sẽ được biết đến nhiều hơn nữa, để cứu được thật nhiều bé".

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 20.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 21.
Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 22.

Trạm cũng đã bổ sung thêm bình oxi, phục vụ các ca cấp cứu gấp. Nếu cần các dụng cụ phẫu thuật cao cấp hơn, Trạm sẽ chuyển các bé chó, mèo đến phòng khám thú y gần nhất. Đối với những bé dù Trạm đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không qua khỏi, sẽ được chôn cất cẩn thận và đúng quy định.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 23.

Hoàng Văn Khánh, năm cuối, phó chủ nhiệm Trạm cho biết, khi còn là sinh viên năm 2 Khoa Thú y, cậu khá bối rối về ngành nghề đang theo. Nhìn những con vật bị bỏ rơi, cậu rất thương và mong muốn giúp đỡ chúng. 

Được giới thiệu đến Trạm, Khánh đã gắn bó 3 năm đến nay. Không chỉ được dạy cách chăm sóc và cứu hộ chó, mèo, Khánh còn nhận được nhiều bài học về thực tế. "Mình hy vọng có thể đưa Trạm đi lên, cứu được nhiều bé và tìm mái nhà mới cho chúng".

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 24.

Khánh cho hay, thời gian gần đây, trong suy nghĩ của cậu chia làm 2 cảm xúc. Vui vì nhiều người biết đến Trạm, các nhà hảo tâm nhiệt tình giúp đỡ. 

Nhưng buồn một chút, khi nhiều trường hợp ép Trạm phải nhận dù đã thông báo quá tải hay đùn đẩy trách nhiệm khi chó mèo bị già, bắt buộc Trạm phải cứu hộ. "Mình mong mọi người sẽ nghĩ thoáng hơn, hãy đặt mình vào vị trí của Trạm để cuộc sống của các bé được đảm bảo nhất".

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 25.

Sắp tới, Trạm mong muốn có thể tìm được địa điểm mới thích hợp, không ảnh hưởng tới người dân xung quanh, đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho chó mèo. Đặc biệt, hạn chế tình trạng một số người say xỉn tìm tới quấy phá, ném gạch vào bên trong.

Trạm cứu hộ chó, mèo của các bạn sinh viên ở Hà Nội: Chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh 26.

Qua 5 năm hoạt động, Trạm hy vọng mọi người hãy xem chó, mèo như người thân trong gia đình. Hãy yêu thương, trân trọng chúng nhiều hơn, dừng việc ăn thịt và buôn bán chúng, để xã hội ngày càng văn minh. "Xuất phát từ tận tâm trong công việc cứu hộ chúng mình luôn sẵn sàng khi có cuộc gọi cứu hộ khẩn cấp và cẩn thận tỉ mỉ trong từng trường hợp kể cả khi đó là trường hợp cấp thiết nhất. 

Chúng mình luôn đoàn kết cùng nhau tìm tòi kiến thức, trau dồi thêm kĩ năng để có thể chăm sóc cho các bé một cách chu toàn nhất khi được cứu hộ về Trạm. Nơi đây đã cho chúng mình biết thế nào là tình thương yêu động vật, đó là những cái vẫy đuôi chào mừng, những cái dụi đầu cuốn quýt khi được vuốt ve, là ánh mắt níu lại khi được về với gia đình mới. 

Tuy điều kiện vật chất còn khó khăn thiếu thốn nhưng chúng mình sẽ luôn tạo điều kiện sống tốt nhất cho những bạn nhỏ bị bỏ rơi ở Trạm".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại