Chúng ta đều biết Mặt Trời hay Mặt Trăng đều có vai trò sống còn với sự sống trên Trái Đất. Trong đó 99,99% ánh sáng trên Trái Đất là tới từ Mặt Trời, cung cấp năng lượng cho sự sống từ trên cạn đến tận đại dương.
Bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi chính thiên tài vật lý Albert Einstein từng đặt ra câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn: Điều gì xảy ra với Trái Đất khi Mặt Trời đột nhiên biến mất?
Con người phải dùng năng lượng hóa thạch hay hạt nhân để duy trì sự sống. Ảnh Internet.
Theo thuyết bảo toàn vật chất và khối lượng, Einstein thừa biết rằng việc này sẽ chẳng bao giờ xảy ra vì một vật có khối lượng lớn như Mặt Trời không thể đột nhiên biến mất như phép thuật.
Tuy nhiên sẽ rất thú vị nếu đưa trí tưởng tượng của chúng ta vượt lên ranh giới của hiện thực, điều mà Einstein vẫn thường thực hiện khi "chu du" khắp vũ trụ để đưa ra học thuyết tương đối vĩ đại.
Sau đây là những điều xảy ra với Trái Đất khi Mặt Trời biến mất:
1. Nguồn sáng biến mất và Trái Đất chìm trong bóng tối
Điều gì xảy ra khi Mặt Trời biến mất? Ảnh Internet
Vì khoảng cách quá xa nên ngay thời điểm Mặt Trời biến mất, phải 8 phút sau (thời gian để ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất) chúng ta mới cảm nhận được điều này.
Thậm chí lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất cũng như các hành tinh khác quay xung quanh Mặt Trời cũng có "hiệu lực" tương tự với ánh sáng, nghĩa là tất cả vẫn sẽ hoạt động bình thường trong vòng 8 phút.
Ngay khi sóng hấp dẫn bị "cắt đứt", các vật thể quanh quanh Mặt Trời sẽ bị lực quán tính ly tâm ném đi theo phương tiếp tuyến so với quỹ đạo ban đầu với tốc độ không đổi.
Chúng ta sẽ nhận ra sự biến đổi sau 8 phút! Ảnh Internet.
Bóng tối sẽ dần bao phủ chúng ta nhưng không phải ngay lập tức vì nhiều hành tinh khác hấp thụ ánh sáng Mặt Trời vẫn sáng trong một thời gian ngắn (sao Mộc sẽ sáng thêm 33 phút mới tối hẳn).
Sau khi ánh sáng biến mất hoàn toàn, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận sự biến đổi khí hậu trên toàn thế giới như nhiệt độ bắt đầu giảm dần, cây cối dần chết đi do không có ánh sáng để quang hợp.
Sau 1 tuần, nhiệt độ Trái Đất sẽ về zero (0 độ C), sau 1 năm là âm 100 độ C. Điều này dẫn tới việc nước biển dần bị đóng băng, Trái Đất như một khối cầu băng thời kỳ Băng Hà.
Không còn hiện tượng bức xạ và truyền dẫn, sau hàng ngàn năm Trái Đất sẽ bức xạ hết nhiệt lượng của nó. Mặt Trăng cũng không thể bức xạ ánh sáng và chúng ta không thể nào thấy được Mặt Trăng nữa.
Theo tính toán của nhà toán học Abdul Ahad, dải Ngân Hà phát ra lượng ánh sáng bằng 1/300 lượng ánh sáng của Trăng tròn nên đây sẽ là nguồn sáng "le lói" duy nhất chúng ta nhìn thấy.
Ví dụ:
Trái đất đang di chuyển theo quỹ đạo quanh Mặt trời với vận tốc khoảng 107.826km/h sẽ tiếp tục di chuyển với tốc độ như vậy theo phương tiếp tuyến so với quỹ đạo ban đầu.
Sau 8 phút, chúng ta sẽ nhận ra sự biến mất của Mặt Trời. Ảnh Internet.
Nếu may mắn, chúng ta có thể bắt gặp một ngôi sao khác và đi vào quỹ đạo của nó do lực hấp dẫn tác động, thế nhưng ngay cả ngôi sao gần chúng ta nhất là Alpha Centauri B, nằm cách Trái Đất 4,3 năm ánh sáng (khoảng 42,5 nghìn tỉ cây số).
Thì phải mất gần 43 nghìn năm để tới được đó thì khi đó có lẽ Trái Đất đã là một hành tinh chết, chưa kể hướng ném và thậm chí nếu đến đó ngay được thì điều kiện nhiệt độ khác với Mặt Trời (do kích thước khác Mặt Trời) có thể không còn phù hợp với sự sống trên Trái Đất.
Còn nếu xui xẻo, có thể chúng ta bắt gặp một hố đen và bị nó nuốt chửng!
2. Sự sống có thể kéo dài thêm bao lâu?
Như vậy dù sớm hay muộn, sự sống trên Trái Đất cũng dần biến mất. Câu hỏi là sự sống sẽ tiếp tục được tới khi nào?
Con người sẽ sống trong bóng tối và lạnh giá. Ảnh Internet.
Như đã nói trên, cây xanh không thể quang hợp đồng nghĩa với việc nó không thể hấp thụ CO2 trong không khí và thải ra O2 cho các sinh vật sống. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ chết vì thiếu O2.
Mỗi năm con người tiêu thụ khoảng 6000 tỷ kg khí oxy nhưng bầu khí quyển vẫn chưa 6 triệu tỷ kg khí oxy. Nghĩa là lượng khí O2 này đủ duy trì việc hô hấp của chúng ta trong 1000 năm nữa.
Thiếu đi thực phẩm từ thực vật, con người chỉ có thể tìm các nguồn thức ăn khác, nơi ấm nhất lúc này là những ống thủy nhiệt dưới đáy Đại Dương nhưng con người cũng rất khó để tiếp cận nguồn năng lượng từ lõi Trái Đất này.
Ngày tận thế sau khí Mặt Trời biến mất. Ảnh Internet.
Chỉ các vi sinh vật sống dưới các ống thủy nhiệt là có thể tồn tại bình thường sau hàng tỉ năm vì bình thường chúng sống không phụ thuộc nhiều vào năng lượng Mặt Trời mà từ lõi Trái Đất.
Giải pháp năng lượng tới từ năng lượng hóa thạch và hạt nhân chỉ giúp con người giải quyết các vấn đề nhỏ nhằm duy trì sự sống.
Mặc dù băng bao phủ trên các đại dương nhưng ở các lỗ thông hơi nhiệt nối với lõi Trái Đất, nước vẫn sẽ ở dạng lỏng, vậy nhưng cũng thật khó để khai thác nguồn nước này.
Có thể thấy Mặt Trời thật sự là nguồn sống không thể thiếu của Trái Đất và con người, nếu Mặt Trời đột nhiên biến mất, sự sống dù có thể tồn tại cũng chỉ một thời gian ngắn ngủi.
Tham khảo nhiể nguồn