Trái đất va chạm với một hành tinh khác và có thể đó là lý do sự sống tồn tại

Ngọc Nga |

Theo một lý thuyết mới đây cho rằng, Trái đất được hình thành là do sự va chạm với một hành tinh lớn có kích thước tương đương sao Hỏa.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, Mặt trăng được hình thành do một vụ va chạm cổ xưa. Theo đó, khoảng hơn 4,4 tỷ năm trước, một vật thể có kích thước như sao Hỏa đã đâm vào Trái đất sau đó phóng Mặt trăng vào quỹ đạo rồi quay quanh hành tinh của con người.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học được báo cáo trên Tạp chí Science Advances, chính vụ va chạm đã mang đến cho hành tinh của chúng ta carbon, nitơ và lưu huỳnh cần thiết đã giúp sự sống được hình thành.

Cũng theo nhận định của các nhà nghiên cứu, Trái đất ngày đó gần giống với sao Hỏa ngày nay. Trái đất cũng có lõi và bao quanh là một lớp phủ có sự hiện diện của các nguyên tố dễ bay hơi như nitơ, carbon và lưu huỳnh.

Mặc dù một số chất bay hơi này tồn tại trong lõi  nhưng lại không thể di chuyển đến các lớp bên ngoài của hành tinh. Chính điều này đã tạo ra một vụ va chạm lớn.

Theo một giả thuyết, các loại thiên thạch đặc biệt được gọi là chondit carbonat đã đâm sầm vào Trái đất và tạo ra các nguyên tố dễ bay hơi này. Giả thuyết này khá phù hợp với những gì được tìm thấy trên các thiên thạch.

Tác giả nghiên cứu Damanveer Grewal, tiến sĩ năm thứ tư- sinh viên Khoa Khoa học Trái đất, Môi trường và Hành tinh tại Đại học Rice ở Houston, Texas cho biết, trong khi các thiên thạch có khoảng 20 phần carbon đến một phần nitơ thì lõi của Trái đất có khoảng 40 phần carbon cho mỗi phần nitơ.

Để giả thuyết trên được rõ ràng hơn, nhóm tác giả nghiên cứu đã quyết định thử nghiệm một lý thuyết khác và đã đặt ra câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu một hành tinh khác mang lại sự sống tốt đẹp?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại