Một nhóm các nhà khoa học ở Pháp, Anh và Mỹ đã nghiên cứu xem Trái Đất thu nhận bao nhiêu bụi ngoài không gian trong quá trình thực hiện quỹ đạo quay quanh Mặt Trời hàng năm.
Các hạt bụi ngoài Trái Đất thường biết đến là hạt siêu nhỏ, có kích thước từ vài phân tử đến 0,1mm.
Những hạt bụi xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phải là hiếm. Trong hai thập kỷ qua, các nhà khoa học đã thu thập nhiều hạt đến từ ngoài không gian ba hố tuyết ở Nam Cực.
Trong kết quả nghiên cứu có tiêu đề 'Dòng chảy của vi thiên thạch tại Mái vòm C, Nam Cực, theo dõi sự bồi tụ của bụi ngoài Trái Đất trên hành tinh', công bố trên tạp chí khoa học uy tín 'Earth and Planetary Science Letters', cho thấy những hạt bụi khiến Trái Đất nặng hơn khoảng 5.200 tấn mỗi năm.
Trái Đất đang nặng thêm 5.000 tấn mỗi năm?
Đó là những hạt bụi đến từ sao chổi, tiểu hành tinh, khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất có thể tạo ra các ngôi sao băng và rơi xuống bề mặt Trái Đất.
Cụ thể, mhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Đại học Paris- Saclay và Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia với sự hỗ trợ của Viện địa cực Pháp, đã xác định bao nhiêu hạt vi mô ngoài không gian đã chạm đất.
Họ đã tiến hành sáu cuộc thám hiểm do nhà nghiên cứu Jean Duprat, của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp dẫn đầu tại khu vực Mái vòm C, nằm cách bờ biển Adelie Land 1.100 km, ở trung tâm của Nam Cực.
Mái vòm C là một điểm thu thập lý tưởng do tỷ lệ tuyết tích tụ thấp và gần như không có bụi trên cạn. Những cuộc thám hiểm này đã thu thập đủ các hạt ngoài Trái Đất để tính thông lượng hàng năm, tương ứng với khối lượng bồi tụ trên Trái Đất trên mỗi mét vuông mỗi năm.
Nếu kết quả này áp dụng cho toàn bộ hành tinh thì tổng lưu lượng hàng năm mà các hạt bụi ngoài Trái Đất rơi xuống lên tới 5.200 tấn. Trong khi đó, các vật thể lớn hơn ví dụ như thiên thạch thì chỉ chiếm khoảng 10 tấn mỗi năm.