Đại tuyệt chủng thứ 6: "Mồ chôn thế kỷ 21" biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ?

Trang Ly |

Đó là thực trạng tàn khốc mà giới khoa học đưa ra để minh chứng việc Trái Đất đang rơi vào Đại tuyệt chủng thứ 6.

Sputnik News đăng tải bài viết với tiêu để trích dẫn câu nói của Sir David Attenborough: "Trái Đất đang lâm vào kỳ giữa của Đại tuyệt chủng thứ 6".

Là một nhà tự nhiên học, phát thanh viên chuyên thực hiện series phim tài liệu về thế giới động vật, nhận định của Sir David Attenborough - người được mệnh danh là "bảo vật quốc gia" của Anh - không phải là không có căn cứ.

Hãy cùng Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) lật mở vấn đề:

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 1.

Theo ghi chép của các nhà khoa học, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, hành tinh của chúng ta đã không ít lần gặp đại nạn mang tên "tuyệt chủng".

Nếu tính trong vòng 540 triệu năm trở lại đây, Trái Đất đã phải hứng chịu 20 cuộc tuyệt chủng quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong số đó, Đại tuyệt chủng xảy ra cách đây 252 triệu năm là tàn khốc và hủy diệt hơn cả (hủy diệt hoàn toàn 96% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn; khiến cho tiến trình tiến hóa bị ảnh hưởng mạnh mẽ).

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 2.

Giới khoa học cho hay, sự sống trên Trái Đất ngày nay chính là hậu duệ từ 4% sinh vật may mắn còn sống sót sau Đại tuyệt chủng cách đây 252 triệu năm - Đại tuyệt chủng Permi-Trias.

Xét trên quy mô hủy diệt sinh vật sống trên Trái Đất, hành tinh xanh đã trải qua 5 Đại tuyệt chủng "thổi bay" ít nhất 50% sinh vật sống trên khắp hành tinh. Có thể liệt kê 5 Đại tuyệt chủng xảy ra ở các thời kỳ gồm: Cuối kỷ Ordovic, Kỷ Devon muộn, Cuối kỷ Permi, Cuối kỷ Trias, và Cuối kỷ Creta.

Cuộc Đại tuyệt chủng cuối cùng (thứ 5) xảy ra cách đây khoảng 65,5 triệu năm. 65,5 triệu năm đã trội qua trong yên bình cho đến nay, Trái Đất tiếp tục bước vào cuộc Đại tuyệt chủng thứ 6. Tồi tệ hơn, là chúng ta đang ở kỳ giữa của Đại tuyệt chủng thứ 6.

Khác với 5 cuộc Đại tuyệt chủng trước, khi con người chưa xuất hiện trên Trái Đất, thì nay, tính đến tháng 4/2019, dân số thế giới đã đạt hơn 7,6 tỷ người (Nguồn: Danso.org).

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 3.

Loài người và nền văn minh của chúng ta có lụi tàn theo thời gian? Ảnh minh họa

Hơn 7,6 tỷ sinh mệnh (con người) cùng với hàng tỷ sinh vật trên cạn và dưới nước đang đối mặt với "cuộc thảm sát" quy mô lớn từng xảy ra trong quá khứ. Sẽ

không phải là thiên thạch, siêu núi lửa phun trào, mực nước biển thay đổi đột ngột nữa, hay biến đổi khí hậu tự nhiên mà là biến đổi khí hậu nhân tạo, ấm lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái... sẽ khiến loài người và sinh vật trên Trái Đất lâm vào tuyệt chủng.

Nếu còn nghi ngờ điều này, hãy xem giới khoa học tìm thấy gì!

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 4.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho hay, Trái Đất chúng ta đã trải qua quá trình mang tên "Hủy diệt Sinh học" (Biological Annihilation).

Theo tài liệu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), sự tuyệt chủng của các loài trên Trái Đất đang trong giai đoạn suy giảm khổng lồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng hệ sinh thái và cơ sở để duy trì nền văn minh hiện đại.

Cụ thể, trong 177 loài động vật có vú thì 30% trong số đó đã tuyệt chủng; và hơn 40% đang suy giảm số lượng nghiêm trọng.

Chưa hết, gần 200 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng chỉ trong vòng 100 năm qua, nghĩa là cứ trung bình mỗi năm lại có 2 loài tuyệt chủng. Một con số cực kỳ đáng báo động.

Liên quan đến sự tuyệt chủng toàn cầu của động vật không xương sống, người ta ước tính rằng 42% trong số 3.623 loài động vật không xương sống trên cạn và 25% trong số 1.306 loài động vật không xương sống biển hiện nay đã nằm trong Danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), ở hạng mục: Bị đe dọa tuyệt chủng.

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 5.

Sự mất dần vĩnh viễn của các loài trên Trái Đất được PNAS gọi là quá trình "Hủy diệt Sinh học".

Trong vài thập kỷ qua, mất môi trường sống, khai thác quá mức, các sinh vật xâm lấn, ô nhiễm, nhiễm độc và gần đây là sự gián đoạn khí hậu đã dẫn đến sự suy giảm thảm khốc về cả số lượng và quy mô các loài trên hành tinh.

Giới nghiên cứu nhận định, tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ khủng long. Dưới tác động của con người từ các hoạt động sống và sản xuất, giao thông... đều đâng để lại hậu quả nặng nề cho tự nhiên, khó mà phục hồi nguyên trạng.

Năm 2018, các nhà khoa học kết luận; Trong vòng 50 năm nữa, kể cả khi loài người hoàn toàn biến mất thì Trái Đất cũng phải mất đến 5 triệu năm nữa mới có thể phục hồi đến thời điểm hiện tại! Và phải mất đến 10 triệu năm nữa mới có thể phục hồi về thời kỳ Trái Đất chưa có con người xuất hiện, Independent cho hay.

Biến đổi khí hậu nhân tạo đang làm suy giảm các hệ sinh thái và hiện đang quét sạch các loài với tốc độ mà các nhà khoa học đã kết luận là chúng ta đang sống gữa thời kỳ Đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu.

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 6.

Giới khoa học thế giới đã nói đi nói lại rất nhiều về những thảm họa quy mô toàn cầu có khả năng xóa sạch sự sống trên Trái Đất: Ngoài thiên thạch khổng lồ tấn công, ngoài chiến tranh hạt nhân và dịch bệnh không thuốc chữa thì biến đổi khí hậu (đặc biệt là biến đổi khí hậu nhân tạo - quá trình do chính con người gây nên) là thứ có thể khiến loài người rơi vào "hố chôn tuyệt vọng".

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 7.

Đến một lúc nào đó, nước ngọt trên Trái Đất sẽ trở nên quý hiếm. Ảnh minh họa.

Trái Đất ấm lên, hiểu đơn giản, sẽ khiến băng tan nhanh. Băng tan không chỉ khiến nhiệt độ Trái Đất tăng theo mà còn khiến mực nước biển dâng cao.

Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất của giới khoa học, cảnh báo: Chỉ tính riêng dãy núi Alps ở châu Âu, nếu khí thải tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, toàn bộ lượng băng sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi thung lũng Alps cuối thế kỷ này. Vào năm 2050, một nửa sông băng trong tổng 4000 sông băng tại Alps sẽ biến mất vào năm 2050 do ấm lên toàn cầu bị hun nóng bởi khí thải công nghiệp từ cách đây nhiều năm.

Khi nhiệt độ tăng, mùa hè không chỉ kéo dài, nhiệt độ tăng liên tục gây sóng nhiệt (được mệnh danh là sát thủ tự nhiên thầm lặng) mà khi đó đại dương được ví như "quả bom nổ chậm" bởi tất cả các cơn bão hình thành ngoài đại dương đến từ các dòng nước ấm. 

Năm 2018 đánh dấu là năm nóng kỷ lục của đại dương trong lịch sử 70 năm trở lại đây. Cụ thể, trong năm 2018, đại dương trên toàn thế giới đã hấp thu một lượng nhiệt gấp 150 triệu quả bom nguyên tử "Little Boy" Mỹ ném xuống Hiroshima, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Khí quyển (IAP) tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 9.

Mức nhiệt để so sánh thông qua các biến cô/sự kiện/sự việc. Nguồn: DM

Các chuyên gia khí tượng học nhận định, các siêu bão sẽ xuất hiện sớm hơn, tần suất dày hơn và khó lường hơn (định đoạt sức mạnh cũng như khả năng hủy diệt của nó). (Đọc chi tiết).

Trung bình mỗi năm, rất nhiều quốc gia ven biển, quần đảo, quốc đảo và đảo đã phải hứng chịu tác động khủng khiếp từ các siêu bão. Việc mực nước biển dâng cao khiến cho chính các khu vực này có nguy cơ bị nhận chìm dưới dòng nước mặn.

Loài người xuất hiện trên Trái Đất như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Tuy nhiên, sự phát triển theo thời gian của con người đã tạo gánh nặng khổng lồ lên vai Trái Đất. 

Liệu chúng ta có chịu chung số phận với loài khủng long hay còn chút cơ hội để sửa sai và may mắn sống sót rồi khôi phục nguyên trạng từ một thế giới nguyên sơ?

Bài viết sử dụng các nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, Independent, Sputniknews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại