Trái đất đã "nuốt chửng" hàng nghìn tỷ tấn nước mỗi năm - Nước đã đi đâu?

Thuy Anh |

Những con số về lượng nước biến mất trên Trái đất có thể sẽ khiến bạn phải "rùng mình"!

Hình minh họa (Ảnh: Sohu)

Hình minh họa (Ảnh: Sohu)

Nước là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người: Khoảng 3/4 diện tích Trái đất được bao phủ bởi nước.

Trong ấn tượng của chúng ta, nguồn nước không có nhiều thay đổi, nhưng hiện nay số lượng nước trên trái đất đang liên tục bị tiêu hao ở mức báo động. Lượng nước chảy vào tâm của Trái đất hàng năm lên tới hàng chục tỷ tấn khiến nhiều người không ngờ tới.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, Tiến sĩ Reager cho biết, theo tính toán từ những dữ liệu này, có khoảng 3 nghìn tỷ tấn nước đổ vào bên trong Trái đất và tích tụ trong đất, tầng nước ngầm... Có thể hình dung được lượng nước mà Trái đất đang "uống" lớn đến mức nào. Dữ liệu này cũng đã được Bộ Khoa học Hàng hải Hoa Kỳ công nhận.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chuyển động của lớp vỏ khiến lớp phủ trên Trái đất trở thành vùng "ngậm nước". Ví dụ, trong khu vực đá ngậm nước ở rãnh Mariana, có một lượng nước lớn gần 20 dặm (khoảng 32 km) dưới đáy biển. Người ta ước tính rằng lượng nước bị hút vào bên trong nhiều gấp 3 đến 4 lần so với dự đoán ban đầu.

Nhưng vì công trình nghiên cứu này đòi hỏi thời gian và tâm sức để nghiên cứu nên các nhà khoa học mới thu được những con số tạm thời. Do đó, để xác minh kết quả này, các nhà khoa học đã bố trí đặc biệt một mạng lưới cảm biến địa chấn xung quanh rãnh Mariana. Mặc dù nhóm chuyên gia có thể đánh giá độ sâu của nước ngầm dựa trên dữ liệu nhưng họ không thể tính được khối lượng và chất lượng của nước.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự va chạm giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vì vỏ lục địa nhẹ hơn và dày hơn, nên vỏ đại dương chìm dần xuống dưới tác dụng của trọng lực. Lúc này, một lượng lớn nước sẽ đổ vào "lỗ hổng" trong tầng địa chất này.

Trái đất đã nuốt chửng hàng nghìn tỷ tấn nước mỗi năm - Nước đã đi đâu? - Ảnh 2.

Nước sẽ được trở lại bề mặt Trái đất thông qua núi lửa (Ảnh: Sohu)

Theo các báo cáo liên quan, những nguồn nước bị Trái đất "nuốt chửng" sẽ quay trở lại bầu khí quyển thông qua hơi nước của vụ phun trào núi lửa, và sau đó trở lại bề mặt thông qua mưa. Điều này tạo thành một mô hình chu trình nước. Nhưng ý tưởng đã bị một số nhà khoa học phản đối và chưa có kết luận chính thức.

Dù đưa ra giả thiết nào đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được sự thật rằng Trái đất đang "điên cuồng" uống nước. Có thể sau đây, nhiều người sẽ lo lắng về vấn đề nước uống trong tương lai, thực tế thì hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng ta.

Bởi vì nguồn nước trên Trái đất giống như máu của con người: Nó vẫn luôn luân chuyển tạo thành một vòng tuần hoàn, và hiện tượng này đã được duy trì hàng trăm triệu năm. Nếu nước bị nuốt vào Trái đất không trở lại bề mặt ở dạng khác, thì sẽ không tồn tại vạn vật trên đời.

Tuy nhiên, loài người cũng phải nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước, quý trọng nước, sử dụng nước hợp lý, nếu không cuối cùng chúng ta và các thế hệ tương lai sẽ trở thành kẻ gánh chịu hậu quả là lãng phí tài nguyên nước.

Bài viết tham khảo các nguồn: Sohu, The Christian Science Monitor

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại