Theo các nhà nghiên cứu, Trái Đất có thể trở thành một siêu lục địa chưa từng thấy kể từ thời tiền sử.
Trong 250 triệu năm, các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển đến tất cả bốn góc của Trái Đất và nối các lục địa lại với nhau, một nhà địa chất học nhận định.
Các lục địa trên Trái Đất luôn chuyển động không ngừng. Chúng tách ra từ một lục địa duy nhất gọi là Pangaea – những vùng đất rộng lớn bao phủ Trái Đất trước khi tách thành hình dạng như chúng ta thấy ngày nay.
Trong tương lai, chúng cũng có thể sáp nhập lại thành một siêu lục địa mới giống như hàng trăm triệu năm trước kia.
Christopher Scotese, một nhà địa chất học ở Đại học Northwestern tại Evanston, bang Illinois (Mỹ), cho rằng dự đoán siêu lục địa mới hình thành được gọi là "Pangaea Proxima".
Christopher phỏng đoán: "50 triệu năm nữa, Australia sẽ va chạm với Đông Nam Á và mở rộng phạm vi đất liền đến một mức độ lớn hơn".
Các mảng kiến tạo di chuyển có thể va chạm nhau và tạo nên đứt gãy trên bề mặt. Ảnh: Geocaching
"Cỗ máy" kiến tạo có thể khiến châu Phi được đẩy lên sát với miền nam châu Âu, va chạm với khu vực Nam Mỹ và Đại Tây Dương sẽ mở rộng trở thành một đại dương lớn. Các lục địa liên tục di chuyển và dường như sự va chạm giữa chúng là không thể tránh khỏi.
Bề mặt Trái Đất chuyển động với tốc độ khác biệt. Các lục địa của Trái Đất nằm trên các mảng kiến tạo địa lý có tốc độ dịch chuyển khác nhau, có mảng chỉ di chuyển 30 mm một năm, nhưng cũng có những mảng kiến tạo khác thì trôi nhanh gấp 5 lần con số trên.
Nguồn gốc của trôi dạt lục địa?
Siêu lục địa Pangaea có thể sắp "tái xuất" sau hàng trăm triệu năm. Ảnh: Getty
Nhà địa vật lý người Đức Alfred Wegener đã đưa ra lý thuyết về trôi dạt lục địa cách đây hơn 100 năm, do phát hiện thấy sự tương đồng bất ngờ giữa các hóa thạch thực vật và động vật được tìm thấy trên các châu lục bị các đại dương ngăn cách.
Trở lại thời hiện đại, sự di chuyển của các lục địa được các nhà nghiên cứu theo dõi qua các vệ tinh quan sát.
Hiểm họa khôn lường từ siêu lục địa
Sự thay đổi đột ngột của các mảng kiến tạo trên các lục địa có thể tạo ra hàng loạt thảm họa thiên nhiên khủng khiếp. Ảnh: Getty
Theo các nhà nghiên cứu, việc sáp nhập siêu lục địa và sự chuyển động bất thường của các mảng kiến tạo có thể gây nên những đứt gãy lớn trên bề mặt Trái Đất, kéo theo hàng loạt thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, hình thành núi lửa và phun trào...
Nhìn về quá khứ, hàng triệu người đã thiệt mạng trong các thảm họa thiên nhiên mà đôi khi không có cảnh báo hoặc diễn biến bất thường đột ngột xảy ra.
Một trong những địa điểm "tử thần" có thể kể đến là vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương.
Vành đai lửa Thái Bình Dương chính là một trong những "cơn đau" nhức nhối nhất từ hoạt động kiến tạo địa tầng trên Trái Đất. Ảnh: Internet.
Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất.
Vành đai khổng lồ này quét qua hàng loạt các quốc gia và gieo rắc những hiểm họa thiên nhiên đáng sợ như Nhật Bản, Indonesia, Nepal, New Zealand...
Các nhà khoa học hiện đang theo dõi và phân tích những thay đổi của các mảng kiến tạo để có thể đưa ra dự báo và cảnh báo kịp thời cho những những lục địa có nguy cơ "biến đổi" trên Trái Đất.
Nguồn: Express