Trái đất có ‘Mặt trăng’ mới

Hoàng Trang |

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trái đất có

Trái đất có ‘Mặt trăng’ mới - Ảnh 1.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một "bán Mặt trăng" mới của Trái đất. Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Bán Mặt trăng là một thiên thể bay quanh Trái đất, nhưng bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt trời.

Bán Mặt trăng mang tên 2023 FW13 được các chuyên gia phát hiện bằng cách sử dụng kính viễn vọng Pan-STARRS đặt trên đỉnh núi lửa Haleakala ở Hawaii. Đây là một trong số ít các bán Mặt trăng đã được biết đến.

Các chuyên gia cho rằng “người bạn đồng hành” vũ trụ này đã ở gần Trái đất từ năm 100 trước Công nguyên và sẽ tiếp tục quay quanh hành tinh của chúng ta trong ít nhất 1.500 năm nữa, cho đến năm 3700 sau Công nguyên.

Rất may, cả 2023 FW13 và bán Mặt trăng tương tự mang tên 469219 Kamoʻoalewa đều không gây nguy hiểm cho con người trên trái đất.

Các bán Mặt trăng, hay còn được gọi là bán vệ tinh, thường quay quanh trái đất giống như vệ tinh tự nhiên của chúng ta là Mặt trăng.

Nhưng chúng được gọi là “bán” do chúng bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn với Mặt trời chứ không phải trái đất, trái ngược với Mặt trăng tự nhiên.

2023 FW13 khác với Mặt trăng tự nhiên vì nó quay quanh bên ngoài quyển Hill của trái đất. Quyển Hill là khu vực xung quanh một hanh tinh nơi lực hấp dẫn của chính nó là lực chi phối thu hút các vệ tinh.

Quyển Hill của trái đất có bán kính 1,5 triệu km, trong khi bán kính của 2023 FW13 với Trái đất lớn hơn một chút, khoảng 2,57 triệu km.

Khoảng cách đó tương đương với 0,18 đơn vị thiên văn, lớn đến mức về cơ bản trái đất không đóng vai trò gì trong chuyển động của bán Mặt trăng này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại