Trong nhiều thế kỷ nghiên cứu về thiên văn học, đã có hàng trăm mặt trăm trong hệ mặt trời được phát hiện. Trong số đó, có rất nhiều mặt trăng đã từng quay xung quanh hành tinh của chúng ta.
Mặt trăng được cho là vật thể rắn duy nhất quay xung quanh Trái Đất vĩnh viễn. Tuy nhiên, mặt trăng không phải là vật thể duy nhất bị hút vào quỹ đạo của Trái Đất. Những vật thể gần Trái đất khác và các đám mây bụi cũng bị lực hấp dẫn của Trái đất cuốn vào.Các “vệ tinh” tạm thời này thông thường được gọi là mặt trăng nhỏ, bán vệ tinh hoặc mặt trăng ma.
Vì thế, câu trả lời Trái Đất có bao nhiêu mặt trăng rất khó để trả lời chính xác. Số lượng mặt trăng thay đổi theo thời gian, từ con số 0 đến nhiều mặt trăng cùng lúc.
Vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, Trái Đất của chúng ta không có mặt trăng. Vào khoảng 1 triệu năm sau đó, một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa có tên là Theia đã tấn công Trái Đất. Sự kiện này đã khiến những mảnh vỡ lớn của vỏ Trái Đất bay vào không gian. Chỉ trong một vài giờ, những mảnh vụn này đã kết hợp lại với nhau để tạo thành mặt trăng.
Ngoài ra, đã có rất nhiều “mặt trăng” có đường kính chỉ vài cm đã từng bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút vào và sau đó trở về với không gian vũ trụ. Vào năm 2006, đã có một tảng đá mang tên 2006 RH12 có kích thước đến hơn 6m đi vào quỹ đạo Trái Đất trong khoảng 18 tháng. Vào năm 2020, tảng đá tên 2020 CD3 với kích thước hơn 3,5m đã rời khỏi quỹ đạo Trái Đất sau 3 năm bị lực hấp dẫn hút vào.
(Ảnh: Shutterstock)
Bên cạnh những tảng đá, các nhà khoa học cũng tìm thấy những vật thể khác (được gọi là bán vệ tinh) đi vào quỹ đạo Trái Đất. Các vật thể không gian này quay xung quanh mặt trời và gắn với Trái Đất của chúng ta trong suốt quỹ đạo 365 ngày của chúng.
Lực hút giữa mặt trời và Trái Đất hoặc giữa Trái Đất và mặt trăng tạo ra các vùng lực hướng tâm. Những vùng này có thể hút các vật thể nhỏ trong không gian tạo thành một đám mây và tham gia vào quỹ đạo của Trái Đất. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng “mặt trăng ma”.