Nợ nần chồng chất, Nga trả bằng vũ khí tối tân
Chúng ta hẳn còn nhớ, Hàn Quốc, một đồng minh thân cận của Mỹ bỗng dưng tiếp nhận hàng loạt vũ khí hiện đại của Nga hồi cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, khiến nhiều người choáng váng. Nếu không tường tận ngọn ngành thì chắn hẳn sẽ có người thắc mắc tại sao họ không mua vũ khí Mỹ hay phương Tây mà lại chọn vũ khí Nga? Đơn giản thôi:
Thứ nhất, vũ khí Nga tốt, rẻ, bền. Điều này thì hầu hết mọi người đều đồng ý, kể cả các chuyên gia quân sự hàng đầu của phương Tây.
Thứ hai, vũ khí mà Nga bán cho Hàn Quốc đều thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ, thậm chí được coi là "đồ gia bảo trấn sơn" của cường quốc quân sự mạnh nhất nhì thế giới, gồm có xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, trực thăng Ka-32, tên lửa chống tăng Metis, tên lửa phòng không vác vai Igla, tàu đổ bộ đệm khi Murena...
Vì thế, chẳng dại gì mà không nhận, vừa để trang bị cho quân đội Hàn Quốc, và sâu xa hơn là vừa để các đồng minh (Mỹ, Nhật,...) có cơ hội thỏa thích nghiên cứu tính năng - kỹ chiến thuật của những loại vũ khí "gia bảo" của Nga, ngõ hầu tìm cách khắc chế hoặc vô hiệu nếu chúng tham chiến khi xung đột xảy ra.
Xe tăng T-80U của Hàn Quốc do Nga trả nợ.
Thứ ba, toàn bộ số vũ khí trên đều do Nga "gán nợ". Thực vậy, tại thời điểm đó Nga đang nợ Hàn Quốc một khoản khổng lồ, lên tới khoảng 2 tỷ USD, kế thừa trách nhiệm của Liên Bang Xô Viết sau khi chính thể này sụp đổ.
Hàn Quốc đòi rát, không trả không được, nhưng trong bối cảnh kinh tế Nga khủng hoảng trầm trọng, không moi đâu ra ngoại tệ, TT Boris Yeltsin đã ra một quyết định "vô tiền khoáng hậu" trả nợ bằng vũ khí hiện đại.
Ban đầu Hàn Quốc từ chối, những cuối cùng, vào năm 1994, do cũng chẳng còn cách nào khác, thôi thì đành nhận vậy.
Qua nhiều năm sử dụng với cường độ cao, tuy nhiên, đến thời điểm này hầu hết những vũ khí kể trên đều đang ở trong tình trạng khá tốt, nhưng vì thay đổi học thuyết quân sự và Hàn Quốc tự chế tạo hay nhập khẩu nhiều vũ khí hiện đại hơn, nên chúng trở thành những "người thừa", vì thế, Nga sẽ tiếp nhận lại T-80U, BMP-3, tân trang rồi "bán cho người cần".
"Bậc thầy về trả nợ bằng vũ khí" tiếp tục ra tay: 13 tỷ USD?
Không chỉ nợ nước ngoài, Chính phủ Nga còn nợ chính các tập đoàn quốc phòng trong nước. Ước tính, hiện nay, tổng số nợ đã lên tới nhiều tỷ USD và họ đang tìm cách thanh toán, bất chấp mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách có thể sẽ không đạt được. Cũng như, trả nợ nước ngoài bằng vũ khí, các Bộ ngành Nga cũng đã tìm được phương án khả dĩ.
Đó là năm nay và trong các năm tới, Chính phủ sẽ nỗ lực tăng chi ngân sách cho quốc phòng dưới dạng "ẩn danh" hay còn gọi là "ngân sách đen", một phần trong kế hoạch chi tiêu được chấp nhận nhưng không ghi cụ thể và có thể ngầm hiểu là dành cho lĩnh vực an ninh quốc phòng. Như vậy, sẽ ít bị các quốc gia thù địch soi mói là Nga dồn lực cho quân đội.
Tiêm kích bom đa năng Su-34 của Không quân Nga.
Theo ông Anton Siluanov - Bộ trưởng Bộ Tài chính, tổng số tiền của khoản "ngân sách đen" này lên tới khoảng 12,7 tỷ USD (800 tỷ rub). Động thái này sẽ giúp các nhà thầu quốc phòng trong nước thanh toán những khoản vay do Nhà nước bảo lãnh, tạo thêm cơ hội cho họ có thể tiếp tục có thêm những khoản vay mới trong năm tới.
"Chúng tôi thấy có cơ hội để thanh toán các khoản vay của những công ty kể trên, nhằm giúp họ giảm gánh nặng nợ nần, cân bằng tài chính, mở ra cơ hội tiếp cận những nguồn tài chính mới", ông Anton Siluanov nói. Đồng thời, điều đó cũng cho phép họ chuyển đổi một phần năng lực sản xuất sang phục vụ lĩnh vực dân sự.
Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược ở Moscow kiêm nhà cố vấn cho Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Có một số công ty, tuy nhận được các hợp đồng đặt hàng sản phẩm quốc phòng của Nhà nước, nhưng số nợ của họ lại quá lớn và nay, Chính phủ đang tìm cách hỗ trợ".
800 tỷ rub kể trên đã được Bộ Tài chính Nga lên kế hoạch chi trong vòng 2 năm 2017-2018 và số còn lại (khoảng 200 tỷ rub) sẽ giải ngân trong năm 2020. Trong nỗ lực giảm bội chi ngân sách, Bộ Tài chính Nga cũng kêu gọi tăng cường tính kỷ luật trong chi tiêu và mức bội chi phải được giữ ở mức tương đương như năm 2016.
Chính phủ cũng đã và đang bán bớt tài sản nhà nước, bao gồm cả bán cổ phần của Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Nga là Rosneft PJSC.