Cổ kính, yên bình
45 năm qua, TP.HCM đã đổi thay rất nhiều, phát triển và hội nhập. Đâu đó trên những con đường, gốc phố, hay di tích lịch sử ngày ấy, vẫn còn nguyên vẹn những kí ức xưa cũ. TP.HCM vẫn giữ được nét cổ kính, bình yên của những năm tháng trước.
Nhà thờ Đức Bà (quận 1) đã tồn tại hơn 100, vẫn giữ được nét cổ kính, bình yên giữa lòng thành phố hiện đại.
Trụ sở UBND TP.HCM, một trong những công trình xây dựng lâu đời, đã đi qua những dấu mốc quan trọng của lịch sử.
Bưu điện thành phố
Dinh Độc Lập (quận 1)
Thành phố hoa lệ, chuyển mình mạnh mẽ
Đã hơn 4 thập kỷ trôi qua, thành phố mang tên Bác đã chuyển mình mạnh mẽ. Những cao ốc hiện đại, chọc trời như Bitexco, Landmak 81; những đại lộ rộng thênh thang, những công trình công cộng ấn tượng, đã và đang thay đổi diện mạo TP.HCM sau 45 năm.
Landmak 81, toà nhà cao nhất Việt Nam tới thời điểm hiện tại, toạ lạc tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), với chiều cao 461 m, 81 tầng. Đây được coi là biểu tượng mới của TP.HCM.
Trước khi Landmak 81 được xây dựng, cao ốc Bitexco (quận 1) được biết đến là công trình biểu tượng của thành phố hiện đại, với chiều cao 269 m. Hiện, cao ốc là điểm nhấn về kiến trúc ở khu trung tâm thành phố.
TP.HCM đang khoác lên mình những "bộ áo mới", với các khu đô thị, khu dân cư hiện đại, như: Thảo Điền, Vinhomes Central Park, Phú Mỹ Hưng...
Hơn 4 thập kỷ trôi qua, thành phố mang tên Bác đã chuyển mình mạnh mẽ. Những cao ốc hiện đại, chọc trời; những đại lộ rộng thênh thang... đã và đang thay đổi diện mạo TP.HCM. Thực hiện: Kingpr
Công trình giao thông thế kỷ
Những công trình giao thông lớn như: đại lộ Đông Tây, đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Võ Chí Công, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm... góp phần đưa TP.HCM ngày một phát triển.
Xa lộ Hà Nội giúp cửa ngõ Đông Bắc TP.HCM trở nên thông thoáng hơn. Là tuyến đường huyết mạch nối với các tỉnh phía Đông Bắc thành phố như Đồng Nai, Bình Dương,... là tuyến giao thông quan trọng giúp TP.HCM phát triển trong tương lai.
Cầu Phú Mỹ, nối liền quận 7 và quận 2 và quận 9, đây là cầu dây văng lớn nhất TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn.
Cầu giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai được ngắn hơn.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh, chiều dài toàn tuyến là 17,8 km, có 10 cây cầu bắc qua các kênh nhỏ. Đại lộ là xương sống của toàn bộ khu đô thị phía Nam thành phố, kết nối với những công trình trọng điểm như khu chế xuất Tân Thuận, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước.
Đại lộ Phạm Văn Đồng - trục đường quan trọng của thành phố kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1A và quốc lộ 1K, kết nối giao thông các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức; đồng thời nối các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Hầm Thủ Thiêm - là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây của TP HCM. Công trình này có quy mô hiện đại với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông. Công trình này kết nối giao thông từ trung tâm thành phố - khu vực các quận dọc đại lộ Võ Văn Kiệt sang quận 2 và kết nối tới Xa lộ Hà Nội.
TP.HCM: Những công trình giao thông thế kỷ. Thực hiện: Kingpr