TP. HCM: Xây dựng quy tắc ứng xử trường học phải bảo đảm tính dân chủ và nhân văn

Xuân Diệp |

Mới đây, Sở GD-ĐT TP. HCM có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát, triển khai thực hiện, xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.

Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị thủ trưởng các đơn vị thực hiện các nội dung như sau:

Đối với tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường học

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ bằng nhiều nội dung và hình thức phù hợp với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, đối tượng tham gia và điều kiện thực tế tại đơn vị.

Mỗi cơ sở giáo dục cần xây dựng hệ giá trị, văn hóa đạo đức cốt lõi làm chuẩn mực, để mọi thành viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

Các cơ sở đào tạo cần xây dựng và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao để tập hợp thu hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục và xây dựng môi trường văn hóa trường học. Tăng cường kiểm tra đôn đốc; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học

Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập…, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.

Sở cũng lưu ý một số điểm khi xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa

Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng xử: Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh-sinh viên; Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận; Phù hợp với quy định của pháp luật; Phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường; đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. Bảo đảm tính dân chủ và nhân văn.

Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử: Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa tại đơn vị cụ thể, phù hợp với các bậc học,.... Theo đó nhà trường cần xây dựng quan hệ ứng xử giữa các thành viên chuẩn mực, theo đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, nâng cao năng lực trình độ, phẩm chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

Trong giao tiếp với nhân dân, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành giáo dục luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, hướng dẫn tận tình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, tạo sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước, phụ huynh và học sinh.

Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường; Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa các thành viên trong các cơ sở giáo dục.

Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Về xây dựng, sử dụng khẩu hiệu phù hợp trong khuôn viên trường học

Đối với yêu cầu nguyên tắc xây dựng khẩu hiệu

Khẩu hiệu phải có nội dung, hình thức phù hợp với mỗi cấp học, điều kiện cụ thể của đơn vị.

Khẩu hiệu vừa phải chuyển tải được các giá trị cần lưu truyền đến thế hệ sau, đồng thời cũng là lời hiệu triệu để mọi thành viên trong nhà trường suy ngẫm và cố gắng phấn đấu trong học tập và công tác để góp phần hoàn thiện bản thân và phát triển nhà trường.

Khẩu hiệu trong nhà trường cần có nội dung ngắn gọn, thể hiện mục đích, ý nghĩa giáo dục, định hướng hành động cho các đối tượng trong nhà trường.

Nội dung khẩu hiệu phải đảm bảo tính giáo dục, tính thực tiễn, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực, ấn tượng; tính truyền thống và hội nhập; tính thẩm mĩ.

Sử dụng khẩu hiệu đúng số lượng, nội dung phù hợp lứa tuổi tại đơn vị. Nội dung khẩu hiệu cần được phân loại theo với tính bền vững tương ứng phù hợp với mỗi cấp học, phù hợp điều kiện tình hình với mục tiêu phát triển giáo dục đơn vị.

Ngôn ngữ trình bày là ngôn ngữ chính thống dùng trong nhà trường, không sử dụng từ địa phương, từ lóng; có thể sử dụng song ngữ trong một số trường hợp cụ thể nhưng tiếng Việt phải đặt trước các ngôn ngữ khác.

Mỗi cấp học, trình độ đào tạo cần có những khẩu hiệu riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhà trường, của người học.

Hình thức thiết kế khẩu hiệu tùy vào vị trí treo khẩu hiệu hoặc trang trí mỹ thuật phù hợp với cấp học. Vị trí đặt khẩu hiệu cần dễ quan sát, dễ đọc, không bị che khuất và phù hợp với nội dung tuyên truyền.

Khẩu hiệu thể hiện thông điệp chính của nhà trường: Treo ở vị trí trung tâm trong khuôn viên nhà trường, ở phía trước bên ngoài.

Khẩu hiệu dành cho giáo viên: Treo ở bên ngoài hoặc trong phòng hội đồng, trong lớp học (phía cuối lớp).

Khẩu hiệu dành cho học sinh: Treo ở trong lớp (phía trên bục giảng) và ngoài lớp học.

Những khẩu hiệu khác cần phù hợp với các khu vực hoạt động và không gian của nhà trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại