Tốt nghiệp 2 năm, cô gái "keo kiệt" tiết kiệm được hơn 400 triệu, lên kế hoạch mua nhà: Lương tháng đầu 2, nhưng chi tiêu mỗi tháng chỉ vỏn vẹn 1,9 triệu

Tổng Vân |

“Tôi từ đại học đã như vậy rồi. Khi mà tự kiếm được tiền rồi, trong khi các bạn học khác mua thứ này thứ kia thì tôi lại không có chút động lòng gì với quần áo. Bởi vì vừa nhìn giá là tôi sẽ ngay lập tức quy đổi nó ra sinh hoạt phí, và thế là ngay lập tức rút lui.”

Khi một người bạn bảo tôi gia nhập vào nhóm "Tiết kiệm tiền mua nhà", tôi đã nghĩ "Gì vậy???"

"Tiết kiệm cái nỗi gì, sống là phải hưởng thụ. Hơn nữa, chút lương bèo bọt của tôi, tiết kiệm đến đời nào mới mua được nhà? Có khác nào hạt muối bỏ biển, sao phải khổ thế!"

Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy chứ bản thân tôi cũng có chút tò mò về nhóm này nên đã chấp nhận lời mời của cô bạn tôi.

Cái mũ "tiêu hoang" đội lâu quá rồi, tốt nghiệp vài năm rồi mà số tiền tiết kiệm của tôi vẫn ít đến đáng thương.

Vào nhóm được vài ngày, những trải nghiệm và chia sẻ của Amy đã khiến tôi đánh động tới tôi.

Lương tháng đầu 2, phí sinh hoạt hàng tháng lại chỉ luẩn quẩn trong khoảng 1,9 triệu

Amy, là admin của nhóm "tiết kiệm tiền mua nhà".

Cô làm việc cho một công ty Internet khá nổi tiếng, lương mỗi tháng luôn ở mức đầu 2, nhưng sinh hoạt phí của cô luôn chỉ loanh quanh ở mức 1,9 triệu.

Lúc nghe cô ấy chia sẻ, tôi đã rất bất ngờ, vội vã hỏi làm sao mà cô ấy làm được hay vậy.

"Có lẽ là do tôi may mắn hơn nhiều người. Tôi là người bản địa, độc thân, giờ vẫn đang ở cùng ba mẹ, vậy là tôi đã tiết kiệm được khoản thuê nhà hay điện nước.

Nói về vấn đề ăn uống thì công ty chi trả cho cả bữa trưa và bữa tối nếu có tăng ca, ăn sáng thì thường tôi ăn cơm kiểu như cơm ở nhà, còn không thì thỉnh thoảng sẽ ăn cháo hay bánh mì, một tháng tiền ăn chỉ khoảng 300 - 500 ngàn.

Còn lại là những chi tiêu lặt vặt khác. Cá nhân tôi không thích mua quần áo váy vóc, đồ chăm sóc da thì mua theo mùa, mỗi lần mua tầm khoảng 1 triệu, trung bình mỗi tháng khoảng 300 ngàn. Cuối tuần thì thỉnh thoảng đi ăn với đồng nghiệp, còn phần lớn thời gian đều ở nhà ăn."

Cuối năm ngoái tôi có xem qua ghi chép chi tiêu của mình, tiền chi cho ăn mặc còn chẳng bằng 1 tháng lương của mình!"

Tất nhiên, Amy cũng không phải là kiểu kibo chỉ khư khư giữ tiền.

Bạn bè cưới, cô mừng không ít.

Mỗi dịp năm mới, cô cũng mừng tuổi ba mẹ vô cùng "dày".

Có kì nghỉ thì cũng đi du lịch.

Nhưng ngoài những chi tiêu này ra, mới đi làm được 2 năm như Amy đã tiết kiệm được cho mình hơn 400 triệu.

Tốt nghiệp 2 năm, cô gái keo kiệt tiết kiệm được hơn 400 triệu, lên kế hoạch mua nhà: Lương tháng đầu 2, nhưng chi tiêu mỗi tháng chỉ vỏn vẹn 1,9 triệu - Ảnh 1.

Kiếm tiền là để giữ sự tự tin, lòng tự trọng cho mình

Không giống như những cô gái độc thân khác, luôn muốn "đối xử với mình tốt một chút", luôn mua mua mua để làm mình vui vẻ.

Niềm vui của Amy tới từ việc trông thấy số tiền trong ngân hàng ngày một tăng lên.

"Tôi từ đại học đã như vậy rồi. Khi mà tự kiếm được tiền rồi, trong khi các bạn học khác mua thứ này thứ kia thì tôi lại không có chút động lòng gì với quần áo.

Bởi vì vừa nhìn giá là tôi sẽ ngay lập tức quy đổi nó ra sinh hoạt phí, và thế là ngay lập tức rút lui."

Người có tính cách như Amy tự nhiên sẽ không hợp với nhiều người, nhưng cô cũng chẳng bận tâm.

Cô nói cô không thích những cô gái không muốn nỗ lực kiếm tiền, gửi gắm toàn bộ cuộc sống của mình cho người bạn trai. "Tiền của người ta không lẽ là từ trên trời rơi xuống? Tự mình kiếm tiền, thích gì thì mua, vậy không phải tốt hơn rất nhiều ư?"

Amy từng trải qua 2 mối tình. Mối tình đầu tiên là khi học cấp 3, sau này hai người vì học ở hai trường đại học khác nhau mà chia tay.

"Chia tay là anh ấy đề nghị, lúc đầu tôi cũng rất buồn, sau này phát hiện ra, mỗi tháng tiết kiệm được tiền xe đi gặp nhau, tôi cũng tiết kiệm được nhiều hơn mà! Bỗng nhiên không còn đắm chìm trong nỗi buồn nữa, có phải mọi người thấy tôi là một cái máy kiếm tiền vô tình?", Amy cười nói.

Mối tình thứ 2 là bởi bạn trai không có cùng quan điểm tiết kiệm với cô.

"Không hợp nhau, chia tay cũng tốt", Amy hồi tưởng lại.

Năm nay mới chi 24 tuổi, Amy nói mình không vội: "Tôi vẫn muốn tiết kiệm thêm 2 năm nữa, tậu một căn hộ thì sao nhỉ? Như vậy thì dù có yêu đương với ai, mình cũng sẽ có quyền nói!"

Tốt nghiệp 2 năm, cô gái keo kiệt tiết kiệm được hơn 400 triệu, lên kế hoạch mua nhà: Lương tháng đầu 2, nhưng chi tiêu mỗi tháng chỉ vỏn vẹn 1,9 triệu - Ảnh 2.

Người thích tiết kiệm tiền, chẳng có gì đáng bị "kì thị"

Xã hội này có xu hướng: khích lệ nữ giới đối xử tốt với mình một chút, phải hưởng thụ tuổi trẻ, thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của mình. Còn đàn ông bắt buộc phải lăn lội, kiếm tiền mua nhà để lấy vợ.

Cá nhân tôi chưa bao giờ cho rằng kiếm tiền mua nhà là trách nhiệm của riêng người đàn ông.

Là người phụ nữ, chúng ta cũng phải có năng lực kiếm tiền, có tư duy lý trí, vì sao không trân trọng tháng ngày còn độc thân, tiết kiệm chút tiền cho cuộc sống đầy thử thách và trách nhiệm sau này?

Vì vậy, tôi rất cảm ơn người bạn đã đưa tôi vào nhóm "tiết kiệm tiền mua nhà" này, quen biết một cao thủ tiết kiệm như Amy, đồng thời suy xét lại chủ nghĩa tiêu dùng hoang phí của mình từ trước tới giờ.

Làm một người sắp bước sang tuổi 30, tôi thật lòng muốn khuyên những ai đã có khả năng độc lập về kinh tế rằng:

Đừng bao giờ chăm chăm cái suy nghĩ "tiền kiếm ra là để tiêu, và tiêu cho sạch sành sanh" mà tiêu dùng không phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân, thậm chí còn có ý định dùng thẻ tín dụng, để dành phiền não kiếm tiền cho ngày mai.

Đời người thiên biến vạn hóa, những con số nằm yên trong thẻ ngân hàng của bạn, rất có khả năng sẽ trở thành lòng tự trọng hay chiếc phao cứu sinh của bạn một ngày nào đó trong tương lai.

Ngừng "kì thị" những người "quá tiết kiệm" xung quanh lại.

Là một người bình thường, nghiêm túc kiếm tiền, nghiêm túc tiết kiệm, bước từng bước một, tích lũy những "con chip" hạnh phúc cho tương lai, đó mới là "chủ nghĩa anh hùng" thực sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại