Báo Mỹ: "Xử” xong người Nga, Hải quân Trung Quốc "chĩa súng" vào Mỹ

Trà Khánh |

Theo cây bút Kyle Mizokami, kể từ năm 1945 cho đến nay, Mỹ luôn giữ vững vị thế cường quốc hải quân số 1 thế giới cùng hạm đội tàu chiến hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại.

Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách (CSBA) của Mỹ trong một báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng, với kế hoạch phát triển của Hải quân Mỹ hiện tại sẽ rất khó để Lầu Năm Góc có thể duy trì thế thượng phong trong một cuộc chiến trên biển với Trung Quốc hoặc Nga.

Nhận định của CSBA không hề nói quá nếu chúng ta nhìn vào tốc độ phát triển của Hải quân Trung Quốc trong những năm qua. Khoảng cách quy mô các hạm đội lẫn năng lực tác chiến trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang dần rút ngắn theo từng năm.

Báo Mỹ: Xử” xong người Nga, Hải quân Trung Quốc chĩa súng vào Mỹ - Ảnh 1.

Sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc được xem là mối de dọa cho vị trí cường quốc hải quân số 1 thế giới của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Với cái đà hiện tại, Bắc Kinh sẽ sớm đuổi kịp Washington trong 10 năm tới, thậm chí còn lấy luôn danh hiệu cường quốc hải quân số 1 thế giới của Mỹ. Còn ngay lúc này, Trung Quốc đã vượt mặt Nga trong bảng xếp hạng top 5 cường quốc hải quân thế giới 2019.

Bảng xếp hạng dưới đây được cây bút Kyle Mizokami của tờ The National Interest tổng hợp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau theo chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2019 của Global Firepower, mang đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về lực lượng hải quân thế giới trong một năm qua.

Mỹ: 70 năm thống trị đại dương

Theo Kyle Mizokami, kể từ năm 1945 cho đến nay, Mỹ luôn giữ vững vị thế cường quốc hải quân số 1 thế giới cùng hạm đội tàu chiến hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại.

Sức mạnh của Hải quân Mỹ được thấy rõ qua năng lực chiến đấu của các nhóm tác chiến tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới.

Ngoài ra, không có bất cứ lực lượng hải quân nào trên thế giới có thể duy trì được sự hiện diện liên tục ở phạm vi toàn cầu như Hải quân Mỹ từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương cho đến Địa Trung Hải. Và để làm được điều đó, nước Mỹ chỉ cần tới một hạm đội 290 tàu chiến (trong tổng số 480 tàu có trong biên chế).

Báo Mỹ: Xử” xong người Nga, Hải quân Trung Quốc chĩa súng vào Mỹ - Ảnh 3.

Sức mạnh tổng thể của Hải quân M Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trong đó gồm có 11 tàu sân bay hạt nhân, 9 tàu tấn công đổ bộ, 22 tuần dương hạm, 69 tàu khu trục, 17 tàu chiến ven bờ, 72 tàu ngầm hạt nhân cùng nhiều lớp tàu chiến khác.

Hải quân Mỹ không chỉ áp đảo kẻ thù trên biển mà còn ở cả trên không, khi họ sở hữu lực lượng không quân hải quân mạnh nhất thế giới. Nếu được xếp riêng Không quân Hải quân Mỹ sẽ là lực lượng không quân lớn thứ hai trên thế giới khi có trong biên chế hơn 3.900 máy bay các loại.

Về nhân lực, Hải quân Mỹ có trong biên chế 336.978 quân, 279.471 nhân viên dân sự và 101.583 quân dự bị. Ngân sách dành cho lực lượng này ước tính hơn 190 tỷ USD chiếm khoảng 27.4% ngân sách quốc phòng của Quân đội Mỹ trong năm tài khóa 2019.

Trung Quốc: Vượt mặt Nga, đe dọa soán ngôi Mỹ

Có thể nói với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Bắc Kinh trong suốt 30 năm qua, Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã gần như "thay da đổi thịt" hoàn toàn, từng bước tiến tới trở thành một lực lượng hải quân nước xanh.

Theo cây bút Mizokami, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong 40 năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh, mà hải quân là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện tại so với năm 1989 đã tăng hơn gấp 10 lần.

Báo Mỹ: Xử” xong người Nga, Hải quân Trung Quốc chĩa súng vào Mỹ - Ảnh 4.

Hải quân Trung Quốc duyệt binh trên biển với trung tâm là tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Washington Examiner.

Ngay hiện tại, Hải quân Trung Quốc đã có trong tay 2 tàu sân bay, 6 tàu đổ bộ hạng nặng, 35 tàu khu khục, 50 khinh hạm, 41 tàu hộ vệ, 19 tàu ngầm hạt nhân và gần 50 tàu ngầm tấn công diesel-điện các loại.

Quân số của Hải quân Trung Quốc nếu so với Mỹ có phần hơi khiêm tốn khi chỉ có khoảng 200 tàu chiến, 130.000 quân, trong đó bao gồm cả các đơn vị hải quân đánh bộ.

Nga: Sức mạnh đến từ quá khứ

Đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng của Mizokami là Hải quân Nga với 170 tàu chiến các loại. Mặc dù có tới 5 hạm đội thế nhưng Moscow chỉ có trong tay một tàu sân bay (đang sửa chữa), 5 tàu tuần dương hạm, 15 tàu khu trục, 13 khinh hạm, 81 tàu hộ vệ, 34 tàu ngầm hạt nhân và 22 tàu ngầm tấn công diesel-điện các loại.

Việc được thừa kế số lượng lớn tàu chiến từ Hải quân Liên Xô từng giúp Hải quân Nga trở thành cường quốc hải quân số 2 thế giới, trước khi bị người Trung Quốc soán ngôi.

Báo Mỹ: Xử” xong người Nga, Hải quân Trung Quốc chĩa súng vào Mỹ - Ảnh 5.

Hạm đội tàu chiến của Hải quân Nga duyệt binh trong Ngày Hải quân tại St. Petersburg năm 2018. Ảnh: RT.

Sự phục hồi của nền kinh tế Nga sau những năm 2000 cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hải quân của Moscow, với hàng loạt tàu chiến mới được đưa vào trang bị trong suốt 20 năm qua.

Dù vậy, lực lượng nòng cốt của Hải quân Nga vẫn là các tàu chiến có từ thời Liên Xô, trong số đó đáng kể nhất vẫn là lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo.

Cũng nhờ lực lượng tàu ngầm này mà Hải quân Nga mới có thể duy trì được thế cân bằng với Hải quân Mỹ sau khi Liên Xô tan rã, dù bị áp đảo cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Anh:

Mặc dù liên tiếp bị cắt giảm trang thiết bị lẫn nhân sự trong thời gian gần đây, thế nhưng việc sở hữu một trong những hạm đội tàu chiến hùng mạnh nhất thế giới vẫn giúp Hải quân Hoàng gia Anh đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của Mizokami.

Hải quân Anh hiện tại có trong biên chế hai tàu sân bay, ba tàu đổ bộ hạng nặng, 6 tàu khu trục, 13 khinh hạm và 10 tàu ngầm hạt nhân. Quân số của lực lượng này chỉ rơi vào khoảng 33.000 quân, bao gồm cả lực lượng thủy quân lục chiến.

Nhật Bản: Sự trỗi dậy của Samurai

Vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng top 5 cường quốc hải quân 2019 của Mizokami khiến nhiều người khá bất ngờ thuộc về Nhật Bản – một quốc gia không sở hữu lực lượng hải quân.

Về cơ bản Hải quân Nhật Bản bị quân đội Đồng Minh giải thể từ năm 1945 và đến nay vẫn chưa được hoạt động trở lại, đảm nhận vai trò này trong quân đội Nhật là Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF).

Báo Mỹ: Xử” xong người Nga, Hải quân Trung Quốc chĩa súng vào Mỹ - Ảnh 7.

Dù trên danh nghĩa không có lực lượng hải quân thế nhưng Nhật Bản lại có hạm đội tàu chiến hiện đại nhất châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc do không sở hữu tàu ngầm hạt nhân và có quy mô nhỏ hơn. Ảnh: UDN.com.

Dù mang danh là lực lượng phòng vệ thế nhưng JMSDF lại sở hữu hạm đội tàu chiến có thể nói là nhất nhì ở khu vực châu Á và chỉ đứng sau Trung Quốc.

Về trang bị, JMSDF hiện có trong biên chế khoảng 154 tàu chiến các loại gồm 4 tàu khu trục mang trực thăng (có thiết kế không khác gì tàu sân bay), 26 tàu khu trục, 10 khinh hạm, 6 tàu hộ vệ và 19 tàu ngầm tấn công diesel-điện.

Choáng ngợp hình ảnh nhóm tác chiến với tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ ngoài khơi biển Nhật Bản.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại