Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Trong bài báo công bố hôm 9/1, ông Stoltenberg cho biết, “nếu một ngày nào đó có nhu cầu, quyết định trên sẽ do Thụy Điển đưa ra". Ông nói rằng NATO không có quyền hạn hay nhiệm vụ áp đặt đưa bất kỳ loại vũ khí nào lên các quốc gia khác.
Khi được hỏi liệu Mỹ có thể khiến Thụy Điển sở hữu vũ khí hạt nhân hay không, ông Stoltenberg nói: "Không, Thụy Điển là một quốc gia độc lập có quyền tự quyết định. Tư cách thành viên NATO sẽ không có cách nào thay đổi quyền và khả năng nói 'không' của Thụy Điển đối với việc triển khai vũ khí hạt nhân”. “Những gì có thể hợp lệ là các cuộc tập trận, huấn luyện và các thiết bị khác nhau mà Thụy Điển cần, cụ thể là các hệ thống radar”.
Theo tổng thư ký NATO, hiện không có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân. "NATO không có chương trình nghị sự cũng như yêu cầu để chúng tôi triển khai vũ khí hạt nhân tới nhiều quốc gia thành viên hơn. Bên cạnh đó, nếu điều đó xảy ra, cần có sự đồng ý của quốc gia thành viên" - ông cho biết.
Ngoại trưởng Phần Lan và Thụy Điển cùng với đặc phái viên của 30 quốc gia thành viên NATO đã ký các nghị định thư để hai quốc gia Bắc Âu này gia nhập khối quân sự do Mỹ đứng đầu vào tháng 7. Helsinki và Stockholm có thể gia nhập NATO sau khi tất cả các thành viên của liên minh phê chuẩn các tài liệu trên.
Theo TASS