Tờ Bloomberg nhận định, câu trả lời cho việc “hạ tông” của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong bản chất mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với cả Saudi Arabia và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ điều hướng sự cạnh tranh lâu dài với người Saudi Arabia mà còn cả trong quan hệ với phía Mỹ. Đồng thời, Ankara đang làm phép thử để đong đếm giới hạn bao xa của các mối quan hệ này.
Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trước vụ sát hại nhà báo Khashoggi cần được xem xét trong bối cảnh căng thẳng giữa Ankara và Riyadh.
Ông Erdogan cũng cần sự hợp tác của Mỹ cả về tài chính cũng như để đảm bảo Saudi Arabia không trả đũa những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra trong những tuần gần đây. Cụ thể là rò rỉ loạt tình tiết tường tận về vụ sát hại nhà báo của Washington Post.
Quan trọng nhất, ông Erdogan muốn đạt được lợi thế trong khôi phục vị thế quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ cuộc đảo chính tháng 7.2016, nước này đối mặt với nhiều vấn đề trong chính sách. Hiện, cái chết của nhà báo Khashoggi cho Ankara cơ hội thể hiện là một nhân tố có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Sự “hạ tông” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong phát biểu hôm 23.10 phản ánh nhận thức rằng, ngay cả khi có thể làm lung lay vị thế của Thái tử Saudi Arabia, ông sẽ phải hy sinh các mục tiêu khác quan trọng hơn.
Trong khi đó, lùi một chút, ông vừa có thể ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn quan hệ với Saudi, vừa tận dụng duy trì quan hệ với Mỹ. Đồng thời, ông có thể hy vọng làm xáo trộn Saudi Arabia và tác động vừa đủ đến Thái tử để làm suy yếu khả năng của Saudi Arabia như một đối thủ trong khu vực.