Tổng thống Putin ký sắc lệnh, tiến hành vụ đáp trả lớn nhất vào nước châu Âu vừa tung đòn bất ngờ với Nga

Nhật Minh |

Quốc gia này từng là "người bạn tốt nhất" của Nga ở phương Tây và được ví như "pháo dài Alpine thực sự của Tổng thống Putin".

Đòn giáng bất ngờ vào Nga

Reuters đưa tin, Áo gần đây đã thông qua gói trừng phạt thứ 12 của EU nhằm vào Nga sau khi Ukraine đồng ý đưa Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBIV.VI) của Áo ra khỏi danh sách đen. Đây là ngân hàng lớn nhất của phương Tây còn hoạt động ở Nga.

Trong thời gian qua, Vienna đã tìm cách đưa ngân hàng này ra khỏi danh sách "các nhà tài trợ chiến tranh quốc tế" của Ukraine - một danh sách được Kiev lập ra nhằm mục đích bêu riếu những doanh nghiệp phương Tây đang kinh doanh ở Nga và hỗ trợ cho các nỗ lực chiến tranh của Moscow (ví dụ như bằng cách nộp thuế).

Danh sách đen này không có giá trị về pháp lý, nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng về mặt biểu tượng, từ đó tăng cường áp lực của dư luận buộc ngân hàng Raiffeisen phải rời khỏi Nga.

Áo đã yêu cầu Ukraine loại Raiffeisen ra khỏi danh sách đen, đổi lại, nước này sẽ thông qua gói trừng phạt mới nhất của EU nhằm vào Nga.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh, tiến hành vụ đáp trả lớn nhất vào nước châu Âu vừa tung đòn bất ngờ với Nga- Ảnh 1.

Logo của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) tại văn phòng chi nhánh ở Vienna, Áo ngày 13/3/2019

Trước đó, hôm 15/11, Ủy ban châu Âu đã đệ trình lên Hội đồng EU các đề xuất về gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga, trong đó áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 120 cá nhân và thực thể bị cáo buộc có liên quan tới việc hỗ trợ Nga tiến hành cuộc xung đột ở Ukraine.

Tới ngày 12/12, các đại sứ EU đã không đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt này. Quyết định đã bị Áo cản trở. Cho tới hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của Hội đồng châu Âu trong năm 2023 diễn ra từ ngày 14 - 15/12, vẫn có thông tin Vienna tiếp tục chặn gói trừng phạt Nga.

Giới phân tích khi đó còn nhận định, động thái trên "đã làm nổi bật mối quan hệ kinh tế sâu sắc giữa Áo với Nga, cũng như quyết tâm của ngân hàng Raiffeisen trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ở Nga".

Do vậy, việc Áo thông qua gói trừng phạt của EU vào ngày 17/12 được xem là một động thái bất ngờ.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh, tiến hành vụ đáp trả lớn nhất vào nước châu Âu vừa tung đòn bất ngờ với Nga- Ảnh 2.

Các quan chức Áo Áo chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Vienna vào năm 2014, vài tuần sau khi Nga sáp nhập Crimea. Ảnh: EPA

Theo tờ The Economist, Áo từng là "người bạn tốt nhất" của Nga ở phương Tây. Ngay cả trong lúc cuộc xung đột Ukraine thúc đẩy Phần Lan và Thụy Điển vội vã gia nhập NATO, Đức tăng cường lực lượng vũ trang thì Áo "vẫn bám chặt vào ý tưởng trung lập".

Nước này vẫn nhập khẩu rất nhiều khí đốt Nga với lý do "các nghĩa vụ theo hợp đồng". Trong khi đó, hơn một nửa lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng Raiffeisen - lớn thứ hai tại Áo - đến từ Nga. Tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cũng trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm ông Putin kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ.

Trong khi đó, tờ Politico gọi Áo là "pháo dài Alpine thực sự của Tổng thống Putin".

"Xét tới mức độ lợi ích của Nga đã ăn sâu vào nền chính trị và nền kinh tế của quốc gia châu Âu này, việc làm rạn nứt quan hệ Áo-Nga có lẽ là điều không thể" - Politico nhận định trong bài viết hồi tháng 6 năm nay.

Nga phản ứng rắn

Không bao lâu sau động thái mới của Áo, theo tờ Politico, Điện Kremlin đã công bố "Sắc lệnh số 965 của Tổng thống Liên bang Nga ngày 19/12/2023" về các biện pháp kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng, liên quan tới các "hành động không thân thiện" của một số quốc gia nước ngoài và tổ chức quốc tế. 

Theo sắc lệnh này, Điện Kremlin chỉ thị thành lập các công ty mới do Nga điều hành để tiếp quản cổ phần tại mỏ dầu khí khổng lồ Yuzhno-Russkoye - hiện thuộc sở hữu của tập đoàn OMV (Áo) và Wintershall (Đức).

Cả hai "gã khổng lồ năng lượng" này đều đến từ các quốc gia mà Moscow tuyên bố là có thái độ "không thân thiện" với Nga.

Mặc dù về lý thuyết, các công ty của Áo và Đức sẽ được bồi thường cho khoản đầu tư của họ, nhưng số tiền mà các doanh nghiệp này nhận được từ việc bán cổ phần sẽ do nhà nước Nga xác định.

Tờ báo Mỹ nhận định, đây là động thái đánh dấu vụ tịch thu tài sản lớn nhất trong lịch sử gần đây của Nga. Quyết định của Điện Kremlin có thể khiến các công ty của Đức và Áo nhẵn túi.

Áo phải chịu trách nhiệm về việc làm xấu đi mối quan hệ với Nga, và nên chủ động khôi phục lại mối quan hệ đó. Bóng đang ở trên sân của Áo.
Tổng thống Putin ký sắc lệnh, tiến hành vụ đáp trả lớn nhất vào nước châu Âu vừa tung đòn bất ngờ với Nga- Ảnh 3.Đại sứ Nga tại Áo Dmitry Lyubinsky

Tới ngày 28/12, bình luận về việc Vienna thông qua gói trừng phạt của EU trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS, Đại sứ Nga tại Áo Dmitry Lyubinsky cho rằng, không nên đánh giá quá cao tầm ảnh hưởng của Áo trong việc EU áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Vienna "đã liều lĩnh gia nhập nhóm chống Nga, làm hoen ố các nguyên tắc cốt lõi về sự trung lập".

"Đối với Áo, chúng tôi không đánh giá quá cao tầm ảnh hưởng của nước này hiện nay đối với các quyết định tập thể được EU đưa ra.

Với việc liều lĩnh gia nhập nhóm chống Nga và làm hoen ố các nguyên tắc cốt lõi về sự trung lập truyền thống, Vienna đã bị loại khỏi các nước có tiếng nói top đầu trong chính sách của EU, mất đi khả năng nói lên tiếng nói của chính mình" - Ông Lyubinsky nhấn mạnh.

Theo vị Đại sứ, giới lãnh đạo Áo hiện nay sẽ khó có thể thực hiện bất cứ bước đi nghiêm túc nào liên quan tới Moscow hoặc Kiev, nếu không nhận được sự cho phép từ Washington hoặc Brussels.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh, tiến hành vụ đáp trả lớn nhất vào nước châu Âu vừa tung đòn bất ngờ với Nga- Ảnh 4.

Đại sứ Nga tại Áo Dmitry Lyubinsky. Ảnh: TASS

Đề cập tới mối quan hệ xuống dốc giữa Nga-Áo, ông Lyubinsky cho rằng, "Áo phải chịu trách nhiệm về việc làm xấu đi mối quan hệ với Nga, và nên chủ động khôi phục lại mối quan hệ đó".

"Giới lãnh đạo hiện tại của Áo đã cố ý chọn cách làm rạn nứt nền tảng vững chắc trong hợp tác song phương đã được xây dựng suốt nhiều thập kỷ qua giữa hai phía, họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, kể cả với chính công dân của mình.

Đó không phải lựa chọn của chúng tôi, và chúng tôi không có ý định thuyết phục bất cứ ai. Quả bóng đang ở trên sân của Áo" - Ông Lyubinsky nói khi được hỏi liệu hai phía có thêm bất cứ mối quan hệ hợp tác nào nữa hay không.

Vị Đại sứ lưu ý rằng, trong bối cảnh Vienna đang theo đuổi đường lối chính sách thù địch với Nga thì không thể mong đợi có bước đột phá lớn nào giữa hai phía ở khía cạnh này trong thời gian ngắn.

"Chúng tôi không ảo tưởng về việc họ sẽ suy nghĩ lại đường hướng chống Nga đang được phần lớn các nước châu Âu không thân thiện theo đuổi" - Ông Lyubinsky nói.

Theo vị Đại sứ, vẫn còn quá sớm để nói liệu Áo có từ bỏ đường lối chống Nga sau cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới hay không, mặc dù các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Đảng Tự do đối lập của Áo - vốn phản đối các biện pháp trừng phạt chống Nga - đang nhận được sự ủng hộ nhiều nhất từ phía các cử tri.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại