Theo luật, hiệp ước START bị đình chỉ và quyết định nối lại sự tham gia của Nga có thể được người đứng đầu nhà nước đưa ra. Luật có hiệu lực vào ngày công bố chính thức.
Tuần trước trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang, Tổng thống Putin đã tuyên bố đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước START. Sau đó, luật đã được Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang Nga thông qua.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược được ký kết giữa Nga và Mỹ vào ngày 8/4/2010 tại Praha, được gọi là START, START-3 hoặc Hiệp ước Praha. Hiệp ước có hiệu lực trong 10 năm (đến tháng 2/2021) với khả năng gia hạn trong thời gian không quá 5 năm và bao gồm điều khoản rút khỏi.
Theo các điều khoản của tài liệu, mỗi bên phải giảm kho vũ khí hạt nhân để trong 7 năm và sau đó, tổng số vũ khí sẽ không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã triển khai và chưa triển khai.
Ngày 3/2/2021, Nga và Mỹ đã trao đổi công hàm về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để thống nhất kéo dài thời hạn hiệu lực của hiệp ước thêm 5 năm, đến năm 2026. Ngày 8/8/2022, Nga đã thông báo cho Mỹ về việc tạm thời rút các cơ sở của mình khỏi cuộc kiểm tra của START.
Như Bộ Ngoại giao Nga giải thích, đây là một quyết định bắt buộc được đưa ra trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt chống Nga do phương Tây áp đặt, sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Cũng theo tuyên bố mới đây của Bộ Ngoại giao Nga, quyết định đình chỉ sự tham gia của Nga trong START có thể được đảo ngược, nhưng Washington cần thể hiện thiện chí vì mục đích giảm leo thang chung và tạo điều kiện để khôi phục hoạt động đầy đủ của Hiệp ước và theo đó, đảm bảo toàn diện khả năng tồn tại của nó. Nga kêu gọi Phía Mỹ làm chính điều này./.