Tổng thống Poroshenko: "Sa hoàng" Putin muốn chiếm Ukraine để phục hồi Đế quốc Nga

Tất Đạt |

Trả lời tờ Bild và tờ Funke (Đức), ông Poroshenko liên tiếp chỉ trích ông Putin, đáp lại phản ứng của Nga trong vụ đụng độ và bắt giữ tàu hải quân Ukraine.

Ngày 25/11 vừa qua, Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân và thủy thủ đoàn Ukraine hoạt động gần bán đảo Crimea với cáo buộc xâm phạm lãnh hải của Nga. Ukraine đã phản ứng mạnh mẽ trước vụ việc này.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild và Funke (Đức) vào ngày 29/11, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phủ nhận cáo buộc của Nga cho rằng việc các tàu của Ukraine tiến vào vùng biển Azov - khu vực biển chung của cả hai nước và là nơi đặt các cảng Mariupol và Berdyansk của Ukraine - là hành vi khiêu khích.

"Đừng tin lời nói dối của ông Putin," ông Poroshenko nói. Sau đó, tổng thống Ukraine còn dẫn chứng về lời phủ nhận "mang tính vô tội" của Moskva vào năm 2014 khi đưa quân lính tới Crimea và cuối cùng sáp nhập vùng này với Nga.

"Ông Putin muốn phục hồi Đế quốc Nga. Crimea, Donbass, cả đất nước Ukraine này nữa. Ông Putin đang tự xem mình là Sa Hoàng và vương quốc của ông ấy không thể toàn vẹn nếu thiếu Ukraine. Ông Putin coi đất nước chúng tôi là thuộc địa."

Vụ bắt giữ các tàu hải quân đã đẩy căng thẳng lên mức cao trào nhất từ năm 2015 tới nay, khi các nhóm quân nổi dậy chống chính quyền Kiev bắt đầu tiến công ở vùng đông Donbass, gây ra cuộc chiến khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Ông Poroshenko kêu gọi Đức - quốc gia mua nhiều khí đốt của Moskva nhất - tạm dừng xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí dưới biển cho phép Nga cung cấp nhiên liệu trực tiếp cho Đức mà không cần đi qua Ukraine.

"Chúng tôi cần phản ứng mạnh mẽ, quyết đoán và rõ ràng đối với hành vi gây hấn của Nga. Điều đó có nghĩa là cần phải chấm dứt dự án đường ống khí ga Nord Stream 2," ông Poroshenko nói trên tờ Funke.

Đức coi hệ thống đường ống nói trên - hiện đang được xây dựng bởi công ty năng lượng Nga Gazprom - là tài sản đầu tư tư nhân. Nhưng bà Merkel gần đây công nhận "khía cạnh chính trị" của nó và cho rằng Ukraine nên tiếp tục là kênh trung gian giữa khí đốt Nga và các nước mua hàng ở Tây Âu.

Các quan chức Đức ngày 28/11 cho biết họ không thay đổi quan điểm về đường ống khí đốt và việc kêu gọi cấm vận nhằm vào Moskva - như yêu cầu của Mỹ và các nhà chính trị châu Âu - là "quá vội vàng".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại