Các giải pháp phòng chống ung thư quan trọng nhất, dù bạn bao nhiêu tuổi cũng nên tham khảo
Các chuyên gia về phòng chống ung thư nhấn mạnh rằng việc áp dụng các giải pháp phòng chống ung thư luôn là việc quan trọng hơn chữa bệnh, sau đây là tổng hợp nhiều gợi ý thích hợp để bạn tham khảo.
1. Ăn ít các thực phẩm giàu chất béo
Nên ăn ít thực phẩm có chứa chất béo như thịt, mỡ hoặc nội tạng động vật và những thức ăn dễ làm cho người bị béo, gần một nửa số người có cân nặng hơn bình thường dễ bị mắc ung thư.
Công thức tính chỉ số cơ thể (BMI) = trọng lượng cơ thể (kg)/ 2 lần chiều cao (m) = 22 là con số tiêu chuẩn, dưới 18 là gầy, 18 đến 20 là hơi gầy, 20 đến 24 như bình thường, 24 đến 26 hơi béo, hơn 26 là béo phì.
2. Không ăn thức ăn cháy thành than và mốc
Bởi vì khi protein cháy thành than sẽ có chứa chất độc hại, thức ăn mốc có chứa aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh. Lạc, ngô, đậu nành, dầu mỡ và các loại thực phẩm dễ bị nấm mốc thường chứa một lượng lớn aflatoxin.
3. Thường xuyên ăn nhiều rau lá xanh, củ quả tươi
Những món ăn như cần tây, rau diếp, cà rốt, trái cây, nấm, những thực phẩm giúp tăng cường vitamin, chất xơ, ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư và giảm sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.
4. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A và B
Gan, trứng, sữa và cà rốt có thể làm giảm ung thư phổi.
5. Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, các món muối chua
Bởi vì các loại thịt chế biến sẵn hoặc đồ ăn làm sẵn thường chứa nitrit, thực phẩm xông khói, các món muối chua hay các món quá mặn có thể dễ dàng dẫn đến ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
6. Kiểm soát thích hợp lượng calo ăn vào
Ăn uống vừa đủ có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng.
7. Bồi dưỡng, tẩm bổ hợp lý
Ăn nhiều thuốc bổ hay thực phẩm bổ dưỡng có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người, nhân sâm, sữa ong chúa, đông trùng hạ thảo là những loại thảo dược có tác dụng ức chế ung thư.
8. Không ăn thức ăn quá nóng
Ăn chế độ ăn nóng, dễ gây ung thư thực quản, đường tiêu hóa trên.
9. Sử dụng ít gia vị cay
Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa vị cay nóng chẳng hạn như thịt chế biến cay, hồi hương, hạt hoa tiêu… có thể thúc đẩy sự gia tăng của các tế bào ung thư và đẩy nhanh bệnh ung thư ác tính hóa.
10. Đa dạng hóa chế độ ăn uống, không nên ăn khảnh, đơn điệu
Nếu ăn uống đơn điệu, không đa dạng thực phẩm, thích ăn món nào chỉ ăn những món đó có thể gây ra thiếu hụt vitamin và nguyên tố vi lượng, rất dễ gây ung thư.
11. Không hút thuốc, ít uống rượu
Bởi vì thuốc lá có chứa chất gây ung thư, chúng có thể dễ dàng gây ung thư phổi và ung thư dạ dày, uống rượu hoặc uống rượu lâu dài có thể gây ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư gan. Không nên uống rượu nếu bạn đã bị viêm gan B.
12. Tránh hoặc giảm thiểu hít phải khí bất thường
Những loại khí độc, khí lạ trong nhiều trường hợp có thể gây ung thư.
13. Uống một số thích hợp thuốc vitamin A, C, E và các loại thuốc khác và thực phẩm có chứa nhiều vitamin
Bởi vì các vitamin này có tác dụng chống ung thư, tuy nhiên, không nên được sử dụng quá mức để ngăn ngừa tác dụng phụ.
14. Tránh uống nước trà để qua đêm
Mặc dù trà là đồ uống có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng nếu để nước trà qua đêm sẽ dễ bị ô nhiễm, thiu hỏng hoặc chứa chất gây ung thư axit nitrous, vì vậy lời khuyên tốt nhất là không nên uống nước trà qua đêm.
15. Nên ăn thực phẩm chống ung thư thường xuyên
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh rằng nhiều loại thực phẩm tự nhiên có chứa thành phần chống ung thư, một số được sử dụng trong các loại thuốc chống ung thư sau khi thanh lọc, chứa nhiều yếu tố vi lượng chống ung thư như interferon và alkaloids.
Muốn phòng tránh ung thư nên nhớ 9 dấu hiệu quan trọng nhất
1, Thói quen đi ngoài thay đổi, tính chất phân và hình dạng phân thay đổi: Chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài có máu trong phân, hình dạng phân trở nên mỏng hơn và những bất thường khác.
2, Thói quen tiểu tiện và màu sắc nước tiểu thay đổi: Chẳng hạn như bài tiết kém, nước tiểu có lưu lượng thất thường, đi tiểu đau, đi tiểu nhiều lần, tiểu cấp bách, đau bụng, đau lưng dưới, tiểu máu và các triệu chứng liên quan khác.
3, Chảy máu bất thường hoặc ra các loại dịch vẩy, chất cặn bã: Chẳng hạn như nước tiểu có máu, ho ra máu, chảy máu không rõ lý do, phụ nữ mãn kinh bị chảy máu âm đạo, có chất thải bất thường ở bất kỳ bộ phận nào, đặc biệt là những thứ có mùi hôi thối.
4, Vú hoặc các bộ phận khác của nốt sần, nổi cục hoặc thậm chí còn xuất hiện cục u nhỏ như hạt đậu xanh.
5. Không thể kiểm soát các cơn ho và hiện tượng bị khàn giọng mà không thể thuyên giảm.
6, Các vùng da hoặc nốt ruồi đột nhiên thay đổi tình trạng ban đầu của nó, tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là bề mặt da xuất hiện dấu hiệu bong tróc hay chảy máu hoặc tiết các chất thải sưng thối.
7, Xuất hiện các vết loét một phần hoặc lan rộng nhưng không thể chữa khỏi được, đặc biệt là những người có xu hướng chảy máu và tiết dịch và đờm.
8, Khó tiêu, giảm cân, đầy bụng, đau tại một vùng cố định, nuốt khó chịu, thở kém và những dấu hiệu tương tự.
9, Chán ăn không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu, giảm hứng thú, thay đổi tính khí, rối loạn tâm thần và những triệu chứng tương tự.
*Theo Health/Sina
Xem thêm:
Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, nguy cơ mắc bệnh và dấu hiệu nhận biết