Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Phan Phạm Hà, sinh năm 1975, quê Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông Hà có trình độ chuyên môn là cử nhân kế toán, thạc sĩ kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Trước năm 2019, ông Hà từng là đại diện phần vốn Nhà nước, thành viên HĐQT tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp - MIE ( thuộc Bộ Công Thương), Tổng giám đốc công ty Cơ khí Hà Nội - HAMECO (đơn vị trực thuộc MIE).
Giữa ăm 2020, ông Phan Phạm Hà được Bộ Công Thương bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VEAM.
VEAM tiền thân công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 18/01/2017, theo quyết định 4874/QĐ-BCT về việc cổ phần hoá Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, VEAM tổ chức thành công ĐHĐCĐ lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP. Hiện Bộ Công Thương đang nắm giữ hơn 88% vốn của doanh nghiệp này.
Trong thời gian gầy đây, cổ phiếu VEA đã chứng kiến đà tăng "chóng mặt". Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6 đạt mức giá 47.500 đồng/cp, tăng nhẹ so với phiên cuối tuần trước.
Trong vòng một tháng qua, thị giá của VEA đã tăng hơn 28%. Vốn hóa của công ty cũng đạt mức hơn 63.000 tỷ đồng (khoảng gần 2,5 tỷ USD).
Mức vốn hóa này đưa VEAM trở thành một doanh nghiệp giá trị nhất ngành ô tô cũng như là một trong những doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán.
Lợi nhuận chủ yếu của VEAM đến từ phần vốn nắm giữ tại các liên doanh ô tô hàng đầu là Toyota Vietnam, Honda Vietnam và Ford Vietnam. Thậm chí vốn hóa của công ty này còn vượt cả Vietjet, SSI, VIB, Novaland...