Hầu hết đàn ông đều có thói quen uống vài cuốc rượu, bia ngay sau giờ làm việc mà không ăn gì. Và hậu quả tai hại mà họ có thể nhận thấy trước mắt chỉ là cảm giác nôn nao, mệt mỏi kinh khủng khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Nhằm giúp các quí ông thấy sự nguy hiểm của việc uống rượu khi đói bụng, tờ BBC đã thực hiện một thực nghiệm về cách thức hấp thụ của rượu khi dạ dày trống rỗng.
Bác sĩ Javid Abdelmoneim và người bạn Natalie ăn tối cùng nhau. Cả 2 cùng uống một ly rượu vang. Có điều, bác sĩ Javid uống sau bữa ăn no còn Natalie uống khi đói bụng.
20 phút sau, cả 2 nhân vật được đo nồng độ cồn. Kết quả cho thấy lượng hấp thụ rượu vào dạ dày của Natalie là 44 mg/100 ml, gần gấp 2 lần so với con số 23 của bác sĩ Javid.
Một giờ sau, kết quả dạ dày Natalie là 32 và bác sĩ Javid chỉ còn 15.
Quá trình rượu hấp thụ trong dạ dày.
Trước khi ăn uống, vị bác sĩ đã nuốt một viên thuốc gắn một thiết bị máy quay siêu nhỏ, để ghi lại những gì diễn ra bên trong dạ dày của mình.
Sau khi ăn một đĩa gà nướng, khoai lang và rau quả, trên màn hình đã hiển thị quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày bác sĩ.
Khi dạ dày đầy thức ăn, nó sẽ ngăn cản việc rượu tiếp xúc và hấp thụ ở dạ dày, khiến nồng độ cồn trong máu ở mức thấp trong thời gian dài.
Các enzyme phân hủy rượu trong gan cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu dạ dày có thức ăn và rượu, niêm mạc có thể bắt đầu phá hủy rượu như gan đã làm.
Đàn ông có nhiều enzyme này hoạt động trong dạ dày hơn so với phụ nữ. Thực nghiệm này đã cho thấy tác hại kinh hoàng của rượu đối với gan của những người uống rượu khi bụng đói.
Tuy nhiên, những người thực hiện thực nghiệm nhấn mạnh những gười uống rượu nói chung và người uống rượu mà không ăn gì nói riêng đều phải chịu những ảnh hưởng xấu của rượu đối với sức khỏe, tinh thần và hành vi.
* Theo Daily Mail